Soạn giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 1: Tuần 2

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 11 Chủ đề 1: Tuần 2 - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 2: SHDC – TỌA ĐÀM “KẾT BẠN QUA MẠNG XÃ HỘI – NHỮNG LỢI ÍCH VÀ NGUY CƠ”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Nhận thức được việc kết bạn qua mạng xã hội đang là xu thế mang tính phổ biến.
  • Nhận thức được lợi ích và nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi không kiểm soát được việc kết bạn qua mạng xã hội.
  • Có ý thức làm chủ và kiểm soát khi kết bạn qua mạng xã hội.
  • Hình thành và phát triển năng lực tự chủ; giáo dục phẩm chất trách nhiệm, trung thực, nhân ái.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV
  • Phối hợp với lớp trực tuấn xây dựng kịch bản chương trình tổ chức buổi tọa đàm.
  • Chuẩn bị một số câu hỏi cho tọa đàm, ví dụ:

+ Chia sẻ về những tình huống bạn đã được mời kết bạn trên mạng xã hội. Bạn có đồng ý kết bạn không? Vì sao?

+ Nếu đã từng kết bạn qua mạng xã hội bạn thấy điều đó đã mang lại cho bạn những lợi ích gì?

+ Theo bạn, để tránh gặp rủi ro khi kết bạn qua mạng xã hội, chúng ta cần có biện pháp nào để làm chủ và kiểm soát được mối quan hệ này.

  • Phân công người chủ trì buổi tọa đàm và các lớp chuẩn bị ý kiến tham gia tọa đàm.
  • Trang trí phông diễn đàn, bàn ghế ngồi cho các thành viên tham gia tọa đàm.
  • Yêu cầu HS các lớp chuẩn bị các câu hỏi tham gia tọa đàm.
  • Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong toạ đàm.
  • Chuẩn bị phương tiện, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động
  • Chuẩn bị hoa hoặc quà lưu niệm cho những người tham gia tọa đàm (nếu có).
  1. Đối với HS
  • Lớp trực tuần lập kế hoạch tổ chức hoạt động chào cờ và toạ đàm.
  • Chuẩn bị câu hỏi/ý kiến tham gia tọa đàm.
  • Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia trình diễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới: Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Tọa đàm “Kết bạn qua mạng xã hội – những lợi ích và nguy cơ” 

  1. Mục tiêu

- HS nhận thức được việc kết bạn qua mạng xã hội đang là xu thế mang tính phổ biến.

- Nhận thức được lợi ích và nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi không kiểm soát được việc kết bạn qua mạng xã hội.

- Có ý thức làm chủ và kiểm soát khi kết bạn qua mạng xã hội.

  1. Nội dung - Tổ chức thực hiện

- Tiết mục văn nghệ tạo sự hấp dẫn cho buổi tọa đàm.

- HS đại diện lớp trực tuần báo cáo đề dẫn về chủ đề “Kết bạn qua mạng xã hội – những lợi ích và nguy cơ", mời người chủ trì buổi tọa đàm và đại diện các lớp tham gia tọa đàm lên chia sẻ các ý kiến về những nội dung đã chuẩn bị

- Qua các ý kiến chia sẻ, người chủ trì có thể đặt câu hỏi làm sáng tỏ những vấn đề trọng tâm về những lợi ích và những biện pháp làm chủ, kiểm soát mối quan hệ bạn bè qua mạng xã hội; đồng thời khích lệ HS khác bày tỏ quan điểm về các vấn đề đã nêu và có thể đặt câu hỏi để cùng tranh biện..

- Người chủ trì chốt lại những điểm quan trọng trong các ý kiến trao đổi và nhấn mạnh: Có thể kết bạn qua mạng xã hội nhưng cần thận trọng, biết làm chủ, kiểm soát được mối quan hệ bạn bè qua mạng để tránh những rủi ro.

ĐÁNH GIÁ

- Khích lệ một vài HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc nhận được qua buổi tọa đàm.

- HS tiếp tục chia sẻ thu hoạch và cam kết làm chủ, kiểm soát được mối quan hệ bạn bè qua mạng xã hội.

TUẦN 2: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 3, 4, 5 CHỦ ĐỀ 1

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • - Trình bày được tác động của mối quan hệ thầy – trò và bạn bè đến sự phát triển của mỗi HS.
  • - HS có ý thức xây dựng và phát triển các mối quan hệ thầy – trò và bạn bè tốt đẹp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
  • Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội.
  • Hợp tác được với bạn để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Video, bài hát hoặc trò chơi đơn giản phù hợp với nội dung chủ đề.
  • Các tình huống HS thể hiện làm chủ và kiểm soát được hoặc chưa làm chủ và chưa kiểm soát được mối quan hệ của mình với bạn bè ở trường hoặc qua mạng xã hội.
  • Các cách/kinh nghiệm giúp HS làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Nhớ lại những tình huống HS thể hiện làm chủ và kiểm soát được hoặc chưa làm chủ và chưa kiểm soát được quan hệ của mình với bạn bè ở trường hoặc qua mạng xã hội.
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.
  4. Sản phẩm: HS xem video và vận động theo bài hát, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS xem bài hát Tình bạn diệu kỳ và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:

https://www.youtube.com/watch?v=TpmVzBcP70U (0:00 – 2:50)

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm cử 1 – 2 HS cùng vận động và nhảy theo bài hát. Sau đó nhờ các bạn nhóm còn lại bình chọn đội nào nhảy đúng nhạc, đẹp hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và vận động, thực hiện nhiệm vụ của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm thực hiện vận động, động tác theo bài hát trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bình chọn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 1 – Tuần 2 – Tiết 2 – Hoạt động rèn luyện (Hoạt động 3, 4, 5).

  1. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN

Hoạt động 3: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè

  1. Mục tiêu: HS thiết kế được một sản phẩm với nội dung về xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.
  2. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận xác định loại hình sản phẩm nói về xây dựng tình thầy trò, tình bạn
  3. Sản phẩm: Cẩm nang, video clip, áp phích,... về tình thầy trò, tình bạn.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận xác định loại hình sản phẩm nói về xây dựng tình thầy trò, tình bạn.

- Từng nhóm trao đổi ý tưởng trong nội bộ nhóm về nội dung của sản phẩm. Nếu làm cẩm nang thì có thể dựa vào gợi ý trong SGK, ví dụ:

+ Những lời khuyên về cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

+ Cách ứng xử phù hợp trong một số trường hợp phổ biến để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

+ Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình thầy trò, tình bạn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, thảo luận xác định loại hình sản phẩm nói về xây dựng tình thầy trò, tình bạn

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu từng nhóm lần lượt giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe để đưa ra nhận xét và đặt câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tổ chức cho HS bình chọn sản phẩm ấn tượng nhất.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội

  1. Mục tiêu: HS thể hiện được cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội trong một số tình huống.
  2. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, phân công mỗi nhóm thảo luận để xử lí một tình huống trong SGK.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được các cách xử lí phù hợp trong từng tình huống.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, phân công mỗi nhóm thảo luận để xử lí một tình huống trong SHS.

+ Tình huống 1: Hoàng và Tùng là đôi bạn thân ở gần nhà nhau. Do ở xa, lại không có xe đạp nên Tùng thường đi nhờ xe của Hoàng đến trường. Hai hôm nay, sau khi tan học, Hoàng rủ Tùng vào quán chơi game rồi mới về. Ngày đầu tiên, Tùng nếu bạn nên đồng ý vào chơi một lát. Ngày hôm sau, khi Tùng nói muốn về nhà ngay thì Hoàng lạnh lùng bảo bạn từ nay phải tự đi bộ, Hoàng sẽ không cho đi nhờ xe nữa

=> Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Qua mạng xã hội, My quen với một người tên là Tuấn. Thời gian đầu mới quen, Tuấn tỏ ra ân cần, lịch sự. Nhưng sau khi đã chiếm được lòng tin của My, Tuấn bắt đầu buông lời tán tỉnh, rủ My đi chơi khuya,..

=>  Em hãy giúp My cách ứng xử phù hợp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận và lựa chọn cách xử lí tối ưu nhất.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm thể hiện cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội trong tình huống của nhóm. Đồng thời yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe tích cực để đồng thuận hoặc đưa ra ý kiến khác với cách giải quyết tình huống của nhóm.

- GV đề nghị các nhóm tham gia chia sẻ ý kiến của nhóm mình về cách thể hiện của nhóm bạn.

Tình huống 1. Nếu là Tùng, em cần dứt khoát, không nên để bị lệ thuộc vào Hoàng, vì qua cách ứng xử của Hoàng có thể thấy được ý đồ của Hoàng muốn lôi kéo Tùng vào chơi cùng mình, lâu dần có thể dẫn đến nghiện trò chơi điện tử.

Tình huống 2. My cần từ chối lời mời, rủ đi chơi khuya của Tuấn để tránh nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Vì qua biểu hiện của Tuấn có thể nhận thấy, Tuấn không phải là người đăng hoàng, không thể tin cậy được.

- GV yêu cầu cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cùng HS tổng hợp ý kiến và kết luận về cách ứng xử phù hợp nhất trong từng tình huống.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 5: Hợp tác với bạn để cùng xây dựng và phát triển nhà trường

  1. Mục tiêu: HS đưa ra được ý tưởng hợp tác với bạn để xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường; hợp tác với bạn để đánh giá kết quả hoạt động.
  2. Nội dung: GV yêu cầu từng nhóm thảo luận đề xuất ý tưởng và quyết định lựa chọn hoạt động. phù hợp trong bối cảnh nhà trường để xây dựng và phát triển nhà trường
  3. Sản phẩm: Bản kế hoạch hợp tác và thực hiện hoạt động góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu từng nhóm thảo luận đề xuất ý tưởng và quyết định lựa chọn hoạt động. phù hợp trong bối cảnh nhà trường để xây dựng và phát triển nhà trường.

-Từng nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể (tham khảo gợi ý: Kế hoạch hoạt động làm xanh – sạch – đẹp cảnh quan nhà trường trong SGK).

+ Xác định mục tiêu của Hoạt động: Mục tiêu hoạt động phải cụ thể, đo được và là mục tiêu kép vừa góp phần xây dựng và phát triển nhà trường, vừa rèn luyện kĩ năng hợp tác trong xây dựng và tổ chức hoạt động.

+ Xác định nội dung hoạt động.

+ Xác định thời gian thực hiện hoạt động.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của nhóm cùng các phương tiện mà các thành viên phải chuẩn bị cho hoạt động.

+ Người chịu trách nhiệm viết và trình bày báo cáo.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

LÀM XANH – SẠCH – ĐẸP CẢNH QUAN NHÀ TRƯỜNG

Thành viên: Các đoàn viên trong chi đoàn

Mục tiêu:

- Góp phần phát huy truyền thống "Ngôi trường xanh - sạch - đẹp" của nhà trường.

- Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm.

Thời gian thực hiện: 8h00 – 10h00 sáng Chủ nhật tuần cuối tháng 9,

Nội dung:

- Tổng vệ sinh sân trường, hành lang lớp học.

- Chăm sóc cây và hoa ở sân trường, hành lang lớp học.

- Trồng thêm cây cảnh và hoa ở sân trường.

- Phương tiện cần thiết: Khẩu trang, găng tay.

- Chòi, hót rác (hốt rác)

- Cuốc, xẻng, kéo, bình tưới.

- Cây giống (cây cảnh, cây hoa).

Phân công nhiệm vụ cho các thành viên:

- Chuẩn bị các phương tiện:...

- Tổng vệ sinh sàn trường, hành lang lớp học: Các bạn..

- Chăm sóc cây và hoa ở sân trường, hành lang lớp học: Các bạn …

- Trồng thêm cây và hoa ở sân trường. Các bạn …..

- Chụp ảnh ghi lại kết quả hoạt động: Bạn...

- Đánh giá kết quả hoạt động: Các đoàn viên trong Chi đoàn….

- Viết báo cáo: Ban Chấp hành Chi đoàn.

- Trình bày báo cáo. Bí thư Chi đoàn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa trên kế hoạch đã xây dựng, các thành viên trong nhóm hợp tác thực hiện hoạt động phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; quan tâm, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kế hoạch của mình trước lớp.

- GV yêu cầu HS thảo luận rút kinh nghiệm chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kế hoạch phát triển sở trường của HS.

- GV nêu một số ví dụ cụ thể để minh họa cho HS:

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Đọc và tìm hiểu trước nội dung Tuần 3 – Hoạt động Rèn luyện (Hoạt động 6) và Hoạt động vận dụng (Hoạt động 7).

TUẦN 2: SHL – CHIA SẺ KẾT QUẢ HỢP TÁC VỚI CÁC BẠN TRONG THIẾT KẾ, THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

- Sơ kết, tổng kết công tác trong tuần: Các tổ báo cáo tình hình của tổ, cán sự lớp tổng hợp kết quả chung, GV chủ nhiệm chốt lại.

- Cán sự lớp phổ biến kế hoạch tuần tới, những công việc cần chuẩn bị, GV chủ nhiệm bổ sung và kết luận.

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ kết quả hợp tác với các bạn trong việc thiết kế và thực hiện những hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường

  1. Mục tiêu: HS chia sẻ được những cách mà các em đã hợp tác với các bạn trong việc thiết kế và thực hiện những hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 1 Tuần 2, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 11 kết nối tri thức , Giáo án word giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 1 Tuần 2

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI