Soạn giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 5: Tuần 1

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 11 Chủ đề 5: Tuần 1 - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

(9 TIẾT)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

  • Biết cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  • Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  • Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng động và đề xuất được giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó.
  • Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hóa mạng xã hội.

TUẦN 1: SHDC – NGHE NÓI CHUYỆN VỀ PHONG TRÀO “THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN VÌ AN SINH XÃ HỘI”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Hiểu được phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội” là trách nhiệm của tuổi trẻ.
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội ở địa phương.
  • Rèn kĩ năng thiết kế tổ chức hoạt động; bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, nhân ái, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  • Mời đại diện lãnh đạo Đoàn Thanh niên địa phương tham gia nói chuyện với HS về phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội”. Bài nói chuyện cần nêu rõ:

+ Thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội” được thực hiện như thế nào?

+ Trong thời đại 4.0, thanh niên cần thể hiện vai trò của mình với xã hội như thế nào?

+ ...

  • Hướng dẫn lớp trực tuần viết để dẫn và kịch bản hoạt động. Trong đề dẫn cần nêu rõ: phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội” là nét đẹp truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam, là môi trường rèn luyện, giáo dục đạo đức, lòng nhân ái, là cơ hội để thanh niên ý thức tốt hơn về vai trò của mình với cộng đồng,...
  • Phân công HS là NDCT, các lớp chuẩn bị văn nghệ hát về tuổi trẻ: Dấu chân tình nguyện (sáng tác: Vũ Hoàng); Khát vọng tuổi trẻ (sáng tác: Vũ Hoàng);...
  • Chuẩn bị nội dung phát động phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội”.
  1. Đối với HS
  • Tìm hiểu các hoạt động thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội.
  • Nhớ lại bản thân đã tham gia hoạt động nào? Dự kiến thời gian tới sẽ tham gia những hoạt động nào? Ở đâu?
  • Đề xuất một hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội mà Đoàn trường có thể thực hiện được.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Diễn đàn “Trách nhiệm với người thân, gia đình”

  1. Mục tiêu: HS hiểu được phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội” là trách nhiệm của tuổi trẻ. Thể hiện được vai trò của thanh niên xung kích trong cuộc sống cộng đồng. Qua đó, HS rèn luyện kĩ năng lắng nghe, củng cố kĩ năng thiết kế, tổ chức hoạt động và hình thành phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
  2. Nội dung - Tổ chức thực hiện

- Biểu diễn tiết mục văn nghệ hát về tuổi trẻ.

- Giới thiệu các đại biểu tham dự.

- Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn hoạt động.

- NDCT mới lãnh đạo Đoàn Thanh niên địa phương nói chuyện về phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội”.

- HS toàn trưởng lắng nghe.

- NDCT cảm ơn lãnh đạo Đoàn Thanh niên địa phương, mời HS chia sẻ ý kiến theo Bởi ý:

+ Em đã tham gia những hoạt động vì an sinh xã hội nào? Hoạt động đó mang lại cho em điều gì?

+ Hãy kể những hoạt động an sinh xã hội ở địa phương mà em biết.

+ Hãy đề xuất một hoạt động vì an sinh xã hội mà Đoàn trường có thể thực hiện.

- NDCT tổng hợp ý kiến và tổng kết.

- Bí thư Đoàn trưởng phát động phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội”.

ĐÁNH GIÁ

GV yêu cầu HS chia sẻ:

- Qua phần nói chuyện của lãnh đạo Đoàn Thanh niên địa phương, em có cảm nhận gì về phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội”?

- Em dự kiến sẽ tham gia hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội do Đoàn trường phát

động như thế nào?

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS tích cực tham gia phong trào “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội” do Đoàn

trường phát động.

- Tham gia các hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội ở địa phương.

 

 

TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2 CHỦ ĐỀ 5

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • - Biết cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  • - Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  • Biết biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • Yêu nước, nhân ái.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Video, nhạc, bài hát phục vụ chủ đề.
  • Các tình huống cụ thể phù hợp nội dung chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Các bài hát về cộng đồng như: Nối vòng tay lớn (sáng tác: Trịnh Công Sơn); Khát vọng tuổi trẻ (sáng tác: Vũ Hoàng);...
  • Chuẩn bị kịch bản về cách cư xử văn minh/ chưa văn minh nơi công cộng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.
  4. Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video bài hát “Nối vòng tay lớn” (Sáng tác: Trịnh Công Sơn) và thực hiện nhiệm vụ:

Link bài hát: https://www.youtube.com/watch?v=D_d55NpYpIs

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của bài hát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

Bài hát “Nối vòng tay lớn” là tiếng nói tình cảm của những người Việt Nam yêu nước, mong muốn cùng nắm tay, kề vai sát cánh bên nhau để tạo dựng cuộc sống yên vui, thanh bình vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hòa bình, hạnh phúc.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 5 – Tuần 1 – Hoạt động Khám phá – Kết nối (Hoạt động 1, 2).

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng

  1. Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp cần thiết để xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. Từ đó, nêu được các biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ các biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm xác định các biện pháp xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

  1. Sản phẩm: Các biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng của HS; Các biện pháp quản lí hoạt động phát triển cộng đồng mà HS đề xuất.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ các biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào các gợi ý SHS, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ các biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng.

Gợi ý:

+ Tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn minh.

+ Tham gia các hoạt động giữ gìn và phát huy truyền thống.

+ Mở rộng các mối quan hệ thu hút cộng đồng tham gia các hoạt động xã hội.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ bản thân, chia sẻ với các bạn các biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ biện pháp.

- GV mời HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cùng HS chốt lại những kinh nghiệm phù hợp mà HS đã chia sẻ để kết nối với kinh nghiệm mới.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Tìm hiểu biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng

a. Chia sẻ các biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng

Ngoài xây dựng môi trường gia đình hạnh phúc, mỗi HS cần có những việc làm, biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng, cuộc sống xung quanh chúng ta. Vì đó là một phần môi trường sống chung của chúng ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về các biện pháp xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận với các bạn về các biện pháp xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

Gợi ý:

+ Tham gia các hoạt động ở cộng đồng.

+ Chủ động giao tiếp, thăm hỏi, làm quen.

+ Sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để thảo luận thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận (nếu thảo luận theo nhóm).

- GV lưu ý các nhóm sau chỉ bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thảo luận về các biện pháp xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Các biện pháp xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng:

- Chủ động giao tiếp, thăm hỏi làm quen; tham gia các hoạt động cộng đồng;

- Sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;

- Duy trì tốt các mối quan hệ;

- Sẵn sàng nhận việc lãnh đạo địa phương giao;

- Quan hệ tốt với lãnh đạo, bà con địa phương.

- Chủ động đề xuất và tham gia các công việc cộng đồng mà bản thân có thể đảm nhận;

- Tham gia các câu lạc bộ gắn kết; khiêm tốn học hỏi; tích cực và tự giác làm việc nhóm;...

Nhiệm vụ 3: Thảo luận các biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận với các bạn về các biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng.

Gợi ý:

+ Lập kế hoạch hoạt động phù hợp.

+ Xây dựng nhóm nòng cốt, phân công, điều hành tổ chức thực hiện.

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để thảo luận thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận (nếu thảo luận theo nhóm).

- GV lưu ý các nhóm sau chỉ bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Thảo luận các biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng

Các biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng:

- Lập kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đặc thù của địa phương

- Xây dựng nhóm nòng cốt nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong hoạt động

- Phân công điều hành từng phần việc cụ thể

- Tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả từng giai đoạn

- Kiểm tra, giám sát và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động.

- ...

Hoạt động 2: Tìm hiểu hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

  1. Mục tiêu: HS nêu được những hành vi văn minh/ chưa văn minh nơi công cộng. Từ đó, HS đánh giá được thái độ có trách nhiệm/ thiếu trách nhiệm của bản thân nơi công cộng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS chia sẻ những hành vi văn minh/ chưa văn minh.

- GV hướng dẫn HS thảo luận về trách nhiệm của thanh niên đối với cộng đồng theo chủ đề “Thanh niên cần làm gì để xây dựng cộng đồng văn minh, hiện đại?”

  1. Sản phẩm: Những hành vi văn minh/ chưa văn minh nơi công cộng và đánh giá được thái độ có trách nhiệm/ thiếu trách nhiệm của HS nơi công cộng.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những hành vi văn minh/ chưa văn minh nơi công cộng mà em thấy trong cuộc sống.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu suy nghĩ về những hành vi, thái độ có trách nhiệm/ thiếu trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận chia sẻ những hành vi văn minh/ chưa văn minh nơi công cộng mà HS đã chứng kiến.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp những hành vi văn minh/ chưa văn minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Tìm hiểu hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

a. Chia sẻ

- Thể hiện sự văn minh trong môi trường công cộng cũng là một cách tốt để hoàn thiện bản thân, thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- Mỗi HS cần thực hiện những việc làm văn minh, lịch sự trước mọi người để lan tỏa và phát triển môi trường công cộng tốt đẹp, lành mạnh.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên đối với cộng đồng theo chủ đề "Thanh niên cần gì để xây dựng cộng đồng văn minh, hiện đại"

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy thảo luận với các bạn về trách nhiệm của thanh niên đối với cộng đồng theo chủ đề "Thanh niên cần gì để xây dựng cộng đồng văn minh, hiện đại".

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và dựa vào kinh nghiệm đã có để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trách nhiệm của thanh niên đối với cộng đồng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên đối với cộng đồng theo chủ đề "Thanh niên cần gì để xây dựng cộng đồng văn minh, hiện đại"

- Thanh niên cần gương mẫu chấp hành các nội quy, quy định của cộng đồng.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động mọi người trong cộng đồng thực hiện sống theo Hiến pháp và pháp luật.

- Tích cực tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng

- Sống có trách nhiệm và biết sống vì cộng đồng Mình vì mọi người- Mọi người vì mình.

- Phát huy vai trò xung kích gương mẫu với tinh thần Đâu cần thanh niên có – Đâu khó có thanh niên để xây dựng cộng đồng ngày một văn minh – hiện đại.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 5 Tuần 1, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 11 kết nối tri thức , Giáo án word giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 5 Tuần 1

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI