Soạn giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 3: Tuần 5

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 11 Chủ đề 3: Tuần 5 - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

TUẦN 5: SHDC - GIAO LƯU VỀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HỢP LÍ

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Hiểu được thế nào là thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
  • Thu hoạch được những kinh nghiệm thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
  • Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực, tôn trọng ý kiến khác biệt; kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tư duy phản biện,...
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV
  • Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản chương trình giao lưu.
  • Phổ biến kế hoạch tổ chức giao lưu cho HS toàn trường và yêu cầu HS đăng kí
  • tham gia.
  • Xây dựng một số câu hỏi dẫn dắt chia sẻ, giao lưu, ví dụ:

+ Bạn đã có kế hoạch tài chính cá nhân chưa? Tại sao cần xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân?

+ Việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí có cần thiết không? Thế nào là thực hiện kế hoạch tài chính hợp lí?

+ Bạn đã có những kinh nghiệm gì về việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

+ Chia sẻ những thói quen cản trở việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân, thực hiện mục tiêu tiết kiệm.

  • Phân công một số lớp chuẩn bị ý kiến tham gia giao lưu.
  • Phân công HS làm NDCT.
  • Chuẩn bị địa điểm tổ chức, phông chữ về chủ đề giao lưu, hệ thống âm thanh, phương tiện nghe nhìn phục vụ hoạt động.
  1. Đối với HS
  • Tìm hiểu về thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí
  • Chuẩn bị câu hỏi/ý kiến tham gia giao lưu xoay quanh các nội dung nêu trên.
  • Chuẩn bị 3 tiết mục văn nghệ tham gia trình diễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Giao lưu về kinh nghiệm thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

  1. Mục tiêu

- HS hiểu được thế nào là thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

- HS nhận biết, thu hoạch được những kinh nghiệm thực hiện kế hoạch tài chính cá

nhân hợp lí.

- Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực, tôn trọng ý kiến khác biệt; kĩ năng trình bày suy nghĩ,

ý tưởng, tư duy phản biện....

  1. Nội dung - Tổ chức thực hiện

- NDCT giới thiệu mục tiêu và chủ để giao lưu.

- NDCT đề nghị HS các lớp đã đăng kí phát biểu ý kiến tham gia chia sẻ về những nội

dung đã chuẩn bị.

- Những HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ đề của buổi giao lưu hoặc đặt câu hỏi nhằm làm rõ những kinh nghiệm có thể học được.

- HS trình diễn các tiết mục văn nghệ xen kẽ trong quá trình giao lưu.

- Bí thư Đoàn trường/đại diện BGH tổng kết những nội dung chính mà HS đã chia sẻ

và nêu một số kết luận:

+ Lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí là kĩ năng cần thiết mà mỗi HS cần thực hiện.

+ Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí là thực hiện được mục tiêu đặt ra trong kế hoạch tài chính trên cơ sở đảm bảo kế hoạch chi tiêu. Để thực hiện kế hoạch tài chính

cá nhân hợp lí cần phải: Tập thói quen theo dõi thường xuyên thu, chi cá nhân đảm bảo chi tiêu theo kế hoạch đặt ra; tiết kiệm chi tiêu chỉ chỉ những khoản chỉ cần thiết; ghi chép các khoản chi tiêu mỗi ngày; rà soát, cân nhắc điều chỉnh các khoản chi chưa hợp lí.

ĐÁNH GIÁ

HS các lớp chia sẻ thu hoạch và cảm xúc sau khi tham gia giao lưu.

TUẦN 5: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 9, 10 CHỦ ĐỀ 3

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Đưa ra cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
  • Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Luyện tập kĩ năng kiểm soát cảm xúc và ứng xử hợp lí.
  • Xác định những khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân và cách khắc phục.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Video, bài hát hoặc trò chơi phù hợp với nội dung chủ đề.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Tài liệu, video,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc tình huống và nêu cách điều chỉnh cảm xúc, ứng xử phù hợp.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra được cách quản lí cảm xúc phù hợp.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc tình huống sau:

Bạn B học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả đều không như bạn mong muốn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu em là bạn B, em sẽ làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

Nếu em là bạn B, em sẽ cảm thấy hơi buồn, nhưng không hề nản chí, em luôn nghĩ rằng sẽ có một ngày mọi sự cố gắng của em sẽ được đền đáp xứng đáng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 3 – Tuần 5 – Hoạt động Rèn luyện (Hoạt động 9, 10).

  1. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN

Hoạt động 9: Đề xuất cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau

  1. Mục tiêu: HS luyện tập kĩ năng kiểm soát cảm xúc và ứng xử hợp lí trong một số tình huống.
  2. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
  3. Sản phẩm:

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc HS thể hiện được.

- Cách ứng xử hợp lí trong các tình huống của HS.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, phân công mỗi nhóm thảo luận để xử lí một tình huống trong SHS tr.25, 26.

Tình huống 1: Trời vừa mưa xong nên nước còn đọng trên một số đoạn đường đến trường. Khi Hướng đi ngang qua một vũng nước đọng không may có một người đàn ông đi xe máy qua làm bắn nước bẩn lên người. Người đó quay lại nhìn Hướng và cười khiến Hướng rất tức giận.

=> Nếu là Hướng, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Sinh tham gia dự án bảo vệ môi trường nên cần vào mạng tìm tài liệu. Khi Sinh đang miệt mài tìm kiếm các thông tin trên mạng, bố nhìn thấy và cho rằng Sinh đang lãng phí thời gian nên đã nặng lời với Sinh khiến bạn cảm thấy rất ấm ức.

=> Nếu là Sinh, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Minh, Dũng học cùng lớp với Nga. Cả hai bạn đều thầm thích Nga. Dũng học giỏi hơn Minh nên tự tin Nga thích mình hơn. Dũng nhìn thấy Minh đi cùng Nga, bạn cảm thấy ghen tức nên nói với Minh: “Kém hơn mà cũng đòi…để xem ai thắng”.

=> Nếu là Minh, em sẽ làm gì?

Tình huống 4: Tự biết sức học của bản thân chưa tốt nên Hằng luôn kiên trì, cố gắng phấn đấu. Bài kiểm tra cuối kì, bạn đã đạt được điểm cao ngoài mong đợi. Đang trong tâm trạng vui thì Lan nói với Hằng: “Chắc do may mắn thôi!”. Hằng cảm thấy như bị dội gáo nước lạnh.

=> Nếu là Hằng, em sẽ làm gì?

- GV yêu cầu các nhóm phân công người sắm vai xử lí tình huống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận và lựa chọn cách xử lí tối ưu nhất.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm đề xuất cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp. Đồng thời yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe tích cực để đồng thuận hoặc đưa ra ý kiến khác với cách giải quyết tình huống của nhóm.

- GV đề nghị các nhóm tham gia chia sẻ ý kiến của nhóm mình về cách thể hiện của nhóm bạn.

- GV yêu cầu cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm chung.

Tình huống 1. Nếu là Hướng, em sẽ xuất hiện cảm xúc tức giận nhưng cần giải tỏa cảm xúc này bằng cách hít thở sâu kết hợp với suy nghĩ tích cực là người đó chỉ vô tình đi vào vũng nước trên đường và làm bắn nước lên người mình, chứ không cố tình làm vậy. Nhờ suy nghĩ tích cực, em sẽ quản lí được cảm xúc, sau đó trở lại trạng thái xúc cảm bình thường và bỏ qua cho người đó.

Tình huống 2. Nếu là Sinh, em sẽ có cảm xúc buồn bực, tức giận vì bị bố mắng oan, sau đó nên suy nghĩ tích cực là do bố hiểu lầm và bố lo cho mình, nên sự buồn tức được giải toả để bình tĩnh giải thích cho bố hiểu mình đang vào mạng để tìm tư liệu cho dự án Bảo vệ môi trường mà mình tham gia.

Tình huống 3. Nếu là Minh, em sẽ xuất hiện cảm xúc tức giận vì bị xúc phạm và coi thường, nhưng cần giải tỏa cảm xúc này bằng cách hít thở sâu kết hợp với suy nghĩ tích cực là do Dũng ghen tức, thiếu tự tin nên mới nói ra những điều không chỉ làm tổn thương mình mà còn làm cho Nga cũng khó chịu và khó tôn trọng Dũng. Vì vậy, em bình thản nói với Dũng “Bạn nên học cách tôn trọng người khác và tự trọng bản thân”,...

Tình huống 4. Nếu là Hằng, em sẽ cảm thấy buồn, giận vì bị bạn xem thường. Em sẽ giải tỏa cảm xúc này bằng cách hít thở sâu kết hợp với suy nghĩ tích cực là Lan chưa thấy được sự cố gắng của mình, mình sẽ tiếp tục tự khẳng định bản thân để bạn thấy và có thể bình thản, tự tin nói với Lan rằng: “Thôi được rồi, mình sẽ giúp bạn thấy kết quả đó có phải do mình may mắn không nhé!”.

- GV có thể đặt thêm câu hỏi gần tình huống với bối cảnh/hoàn cảnh đã thay đổi để rèn tư duy biện chứng và cách ứng xử linh hoạt cho HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cùng HS tổng hợp ý kiến và kết luận về cách ứng xử phù hợp nhất trong từng tình huống.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 10. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

  1. Mục tiêu

- HS xác định được những khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.

- HS đề xuất được cách khắc phục để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS xác định những thói quen, yếu tố cản trở việc thực hiện mục tiêu kế hoạch tài chính của bản thân.
  2. Sản phẩm: Đề xuất khắc phục những cản trở để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí của bản thân.
  3. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Em hãy tự xác định những thói quen, yếu tố cản trở việc thực hiện mục tiêu kế hoạch tài chính của bản thân (ví dụ: thói quen không kiểm soát chi tiêu, chi tiêu “quá tay”, không có nguồn thu,...).

- GV yêu cầu HS đề xuất cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí của bản thân

Gợi ý:

+ Tập thói quen theo dõi thường xuyên thu, chỉ cá nhân đảm bảo chi tiêu theo kế hoạch đặt ra.

+ Ghi chép các khoản chi tiêu mỗi ngày; rà soát, cân nhắc điều chỉnh các khoản chỉ chưa hợp lí.

+ Tiết kiệm chi tiêu: chỉ chi những khoản chi cần thiết; chia sẻ, dùng chung với anh, chị em trong gia đình.

+ Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi.

+ Tìm cách tăng thu nhập (ví dụ làm thêm, thanh lí đồ cũ,...).

+.....

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí của bản thân.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét những đề xuất của các bạn, lựa chọn những cách khả thi nhất.

- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Đọc và tìm hiểu trước nội dung Tuần 6 – Hoạt động vận dụng.

 

 

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 3 Tuần 5, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 11 kết nối tri thức , Giáo án word giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 3 Tuần 5

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI