Soạn giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 3: Tuần 4

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 11 Chủ đề 3: Tuần 4 - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

TUẦN 4: SHDC – DIỄN ĐÀN “QUẢN LÍ CẢM XÚC VÀ ỨNG XỬ HỢP LÍ TRONG GIAO TIẾP”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Hiểu được sự cần thiết phải quản lí được cảm xúc của bản thân trong mọi tình huống, góp phần giữ gìn tình bạn và tránh được bạo lực học đường.
  • Ứng xử hợp lí hơn ở các tình huống giao tiếp trong cuộc sống.
  • Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực, tôn trọng ý kiến khác biệt; hình thành phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
  • Củng cố kĩ năng hợp tác, thiết kế và tổ chức hoạt động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV
  • Xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn.
  • Phổ biến kế hoạch tổ chức diễn đàn cho HS toàn trường và yêu cầu HS đăng kí
  • tham gia.
  • Xây dựng chương trình diễn đàn và một số câu hỏi dẫn dắt thảo luận.
  • Hướng dẫn HS tìm hiểu về sự cần thiết của việc quản lí cảm xúc bản thân và cách quản lí cảm xúc, ứng xử phù hợp; sưu tầm các tình huống đòi hỏi quản lí cảm xúc, ứng xử phù hợp trong giao tiếp.
  1. Đối với HS
  • Các lớp được phân công hoàn thành phần việc được giao.
  • HS các lớp tìm đọc các tài liệu về sự cần thiết của việc quản lí cảm xúc bản thân, cách quản lí cảm xúc, ứng xử phù hợp và sưu tầm về các tình huống đòi hỏi quản lí cảm xúc, ứng xử phù hợp trong giao tiếp.
  • HS các lớp chuẩn bị nội dung chia sẻ, ví dụ:

+ Vì sao cần phải quản lí được cảm xúc của bản thân? Cách/kinh nghiệm quản lí cảm xúc như thế nào?

+ Vì sao cần biết ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp? Vai trò của quản lí được cảm xúc đối với việc ứng xử phù hợp. Ứng xử phù hợp có tạo nên giá trị của từng người không?

+ Chia sẻ những tình huống về tác động của quản lí cảm xúc đối với việc ứng xử phù hợp.

+ Chia sẻ những câu châm ngôn, ngạn ngữ về quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Diễn đàn “Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp”

  1. Mục tiêu

- Hiểu được sự cần thiết phải quản lí được cảm xúc của bản thân trong mọi tình huống, góp phần giữ gìn tình bạn và tránh được bạo lực học đường.

- Ứng xử hợp lí hơn ở các tình huống giao tiếp trong cuộc sống.

- Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực, tôn trọng ý kiến khác biệt, phát triển phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

  1. Nội dung - Tổ chức thực hiện

- Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn cho diễn đàn.

- NDCT nêu một số câu hỏi để toàn trường chia sẻ ý kiến.

- Bí thư Đoàn trường/đại diện BGH tổng kết những nội dung chính và nêu một số kết luận.

+ Quản lí cảm xúc là kĩ năng cần thiết giúp con người tránh được những lời nói, thái

độ và hành vi không mong đợi dẫn đến mâu thuẫn, xung đột góp phần giảm thiểu nguy cơ bạo lực học đường.

+ Quản lí cảm xúc còn giúp từng cá nhân ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau, làm cho giao tiếp trở nên hiệu quả.

+ HS cần rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc bằng các cách khác nhau như suy nghĩ tích cực, hít thở sâu, thả lỏng cơ thể,... để về trạng thái cân bằng.

+ Giá trị của mỗi người được đánh giá một phần qua giao tiếp, ứng xử phù hợp, vì vậy cần rèn luyện kĩ năng ứng xử phù hợp.

ĐÁNH GIÁ

- GV yêu cầu một số HS chia sẻ thu hoạch của các em, những điều các em rút ra được sau khi tham gia diễn đàn để xây dựng lớp học thân thiện, trường học hạnh phúc.

 

TUẦN 4: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 7, 8 CHỦ ĐỀ 3

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Xây dựng được kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
  • Thực hành một số biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Có kế hoạch hoàn thiện bản thân.
  • Thu hút được các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Video, bài hát hoặc trò chơi phù hợp với nội dung chủ đề.
  • Biện pháp thu hút HS tự hoàn thiện bản thân.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Giấy để lập kế hoạch cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước khi bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS nghe bài hát “Bài ca tình bạn” và hát theo.
  4. Sản phẩm học tập: HS hào hứng hát và vận động theo bài hát.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem bài hát “Bài ca tình bạn”:

https://www.youtube.com/watch?v=P18g7dCi3KA

- GV yêu cầu HS hát theo và vận động theo bài hát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và thực hiện nhiệm vụ.

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện 1-2 HS lên hát trước lớp.

- Các HS khác cổ vũ và vận động theo bài hát.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chủ đề 3 – Tuần 4 – Hoạt động Rèn luyện (Hoạt động 7, 8).

  1. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN

Hoạt động 7: Xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân

  1. Mục tiêu: HS lập được kế hoạch tự hoàn thiện bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế của bản thân
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS xây dựng bản kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
  3. Sản phẩm: Bản kế hoạch tự hoàn thiện bản thân phù hợp, khả thi.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS cả lớp xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân cụ thể như sau:

+ Xác định mục tiêu tự hoàn thiện của bản thân (ví dụ tự khẳng định bản thân; phát

triển bản thân và thành công; được gia đình, bạn bè, thầy cô tin yêu;...)

+ Tự nhận thức những điểm mạnh và hạn chế về đạo đức, lối sống, học tập, sức khoẻ,... nỗ lực phát huy và khắc phục để tự hoàn thiện (ví dụ chưa tự giác và chưa cố gắng học tập; chưa kiểm soát được cảm xúc trong giao tiếp; chưa tích cực luyện tập thể dục, thể thao;...).

+ Thể hiện sự kiên trì và cố gắng để khắc phục được những hạn chế đã xác định (ví dụ: để kiểm soát được cảm xúc trong các tình huống giao tiếp phải nhận biết được cảm xúc trong các tình huống giao tiếp, giữ bình tĩnh bằng suy nghĩ tích cực, hít thở sâu,...).

- Gợi ý kế hoạch nỗ lực tự hoàn thiện bản thân:

 

KẾ HOẠCH NỖ LỰC TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN

TT

Mục tiêu

Biện pháp

Thời gian

Điều kiện, người hỗ trợ

Kết quả mong đợi

1

Phát huy khả năng giao tiếp tốt

 

 

 

 

2

Khắc phục tính nóng nảy

 

 

 

 

3

Thay đổi thói quen ngủ dậy muộn

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa trên kế hoạch đã xây dựng, các thành viên trong nhóm hợp tác thực hiện hoạt động phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; quan tâm, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kế hoạch của mình trước lớp.

- GV yêu cầu HS thảo luận rút kinh nghiệm chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kế hoạch nỗ lực tự hoàn thiện bản thân của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 8: Thực hành một số biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

  1. Mục tiêu: HS lựa chọn được biện pháp phù hợp để thu hút, động viên các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân và thể hiện được việc sử dụng biện pháp đã lựa chọn.
  2. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận biện pháp phù hợp để thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân trong các trường hợp sau.
  3. Sản phẩm: Các biện pháp phù hợp HS đã lựa chọn để thể hiện sự thu hút, động viên các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện trong các tình huống đặt ra.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, phân công mỗi nhóm thảo luận để xử lí một tình huống trong SHS tr.25.

Tình huống 1: Lâm thường hành động theo ý thích của mình mà không quan tâm đến hậu quả. Để thể hiện bản thân và thỏa mãn sở thích, cuối tuần vừa rồi, Lâm theo nhóm bạn đi đua xe và đã bị xử phạt hành chính.

=> Nếu là bạn của Lâm, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Hạnh là người có nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên bạn lại nhút nhát và không đặt cho mình mục tiêu phấn đấu tự hoàn thiện bản thân

=> Nếu là bạn của Hạnh, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Khôi là người thông minh, giải quyết công việc và học tập nhanh nên mọi người đều cho rằng bạn có thể trở thành một học sinh giỏi. Nhưng Khôi lại rất ham chơi điện tử, vì vậy, kết quả học tập của bạn chỉ đạt trung bình khiến bố mẹ, thầy cô chưa hài lòng.

=> Nếu là bạn của Khôi, em sẽ làm gì?

- GV yêu cầu các nhóm phân công sắm vai người thu hút và người được thu hút hoàn thiện bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận và lựa chọn cách xử lí tối ưu nhất.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm đưa ra biện pháp phù hợp để thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. Đồng thời yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe tích cực để đồng thuận hoặc đưa ra ý kiến khác với cách giải quyết tình huống của nhóm.

- GV đề nghị các nhóm tham gia chia sẻ ý kiến của nhóm mình về cách thể hiện của nhóm bạn.

- GV yêu cầu cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm chung.

Tình huống 1. Nếu là bạn của Lâm, em nên gặp Lâm và động viên bạn đây chỉ là một vấp váp nhỏ. Trong khi bạn có nhiều điểm mạnh, nếu bạn biết điều chỉnh để cân bằng giữa việc tuân thủ quy định chung/tính kỉ luật với sở thích chưa tích cực của mình thì bạn sẽ có rất nhiều thành quả hứa hẹn trong tương lai. Khuyên Lâm cần rút kinh nghiệm để chuyện này không xảy ra nữa. Đồng thời, đề nghị được giúp Lâm xác định các biện pháp hoàn thiện bản thân và xây dựng kế hoạch thực hiện, cũng như cùng đồng hành tự hoàn thiện với bạn.

Tình huống 2. Nếu là bạn của Hạnh, em nên động viên, chia sẻ và giúp đỡ Hạnh những gì có thể, khích lệ Hạnh nên phát huy điểm mạnh và không nên tự ti. Nếu Hạnh có động lực và xây dựng được kế hoạch tự hoàn thiện bản thân thì sẽ phát huy được tất cả những điểm mạnh và khắc phục được những hạn chế của mình để gặt hái được nhiều kết quả xứng đáng và thành công trong tương lai. Đầu tiên cùng Hạnh tự xác định điểm mạnh và hạn chế, trên cơ sở đó xác định các biện pháp phù hợp với Hạnh để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Sau đó, giúp Hạnh xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện mang tính khả thi. Truyền cảm hứng và đồng hành cùng Hạnh trong quá trình Hạnh thực hiện kế hoạch và định kì đánh giá kết quả tự hoàn thiện để có niềm vui, động lực tiếp tục tự hoàn thiện.

Tình huống 3. Nếu là bạn của Khôi, em nên gặp Khôi và nói với bạn rằng: Tớ rất ngưỡng mộ khả năng của Khôi, nếu bạn biết phát huy những ưu thế nổi trội của bản thân, không ham chơi điện tử, dành nhiều thời gian cho học tập thì Khôi có thể trở thành học sinh xuất sắc của lớp và trường. Khuyên Khôi: Bây giờ đã là lớp 11 rồi, thời gian đến lúc tốt nghiệp THPT chỉ còn hơn một năm nữa, nếu không có kế hoạch tự hoàn thiện thì sẽ khó có kết quả tốt. Tự nguyện giúp Khôi xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện và đồng hành, thi đua cùng Khôi.

- GV có thể đặt thêm câu hỏi gần tình huống với bối cảnh/hoàn cảnh đã thay đổi để rèn tư duy biện chứng và cách ứng xử linh hoạt cho HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cùng HS tổng hợp ý kiến và kết luận về cách ứng xử phù hợp nhất trong từng tình huống.

- GV kết thúc tiết học.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 3 Tuần 4, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 11 kết nối tri thức , Giáo án word giáo án HĐTN 11 kết nối tri thức Chủ đề 3 Tuần 4

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI