Soạn giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT ôn tập bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 1)
Soạn chi tiết đầy đủ ôn tập bài Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 1) giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
TIẾT 1: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập về câu đơn, câu ghép
Luyện tập cách nối vế câu ghép
Luyện tập về liên kết câu
Luyện viết văn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, thơ, văn bản miêu tả được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,… Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 4.
- Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc, nêu được chủ đề của văn bản.
- Ôn luyện về câu đơn, câu ghép và liên kết câu.
- Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết yêu thiên nhiên, bày tỏ tình cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SHS Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Luyện tập đọc hiểu văn bản + Luyện tập về câu đơn, câu ghép + Luyện tập cách nối vế câu ghép + Luyện tập về liên kết câu + Luyện viết văn B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì II. - Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì II. - Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao. - GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - GV kiểm tra một số HS theo hình thức: + Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp. + HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức cơ bản về: - Câu đơn, câu ghép. - Cách nối vế câu ghép - Liên kết câu. b. Cách tiến hành - GV cho HS hoạt động nhóm 4, ôn lại kiến thức đã học về câu đơn, câu ghép, cách nối các vế câu ghép và liên kết câu. - GV hệ thống lại kiến thức cho HS. * Câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ. * Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ - vị ngữ ghép lại. Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu. Các vế trong câu ghép có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. * Cách nối các vế câu ghép: + Các vế của câu ghép có thể nối với nhau bằng một kết từ (và, rồi, hoặc, còn, hay, nhưng, mà, song,...) + Các vế của câu ghép có thể nối trực tiếp với nhau: giữa các vế không có kết từ mà chỉ có dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy,...) * Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ: Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ - câu sau lặp lại từ ngữ ở câu trước. * Liên kết câu bằng từ ngữ nối: Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối (gọi chung là từ ngữ nối) như: rồi, nhưng, vì thế, thứ nhất, thứ hai, trái lại, ngoài ra, bên cạnh đó, đầu tiên, sau đó, tiếp theo, cuối cùng,... Từ ngữ nối thường đứng ở đầu câu. * Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế: Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách dùng đại từ, danh từ,... ở câu sau thay thế cho từ ngữ đã dùng ở câu trước. Ngoài tác dụng liên kết, việc dùng từ thay thế còn tránh được sự trùng lặp từ ngữ trong đoạn văn. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được cách viết bài văn tả người. - Nắm được cấu tạo và cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. - Nắm được cách viết bản chương trình hoạt động b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Viết bài văn tả người gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? + Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? + Bản chương trình hoạt động gồm những phần mục nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS hoạt động nhóm.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
|
--------------
…………Còn tiếp…………
Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức, giáo án ôn tập bài Ôn tập và Đánh giá dạy thêm tiếng Việt 5 KNTT, soạn giáo án dạy thêm ôn tập bài Ôn tập và Đánh giá tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác