Soạn giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT ôn tập bài 11: Bài đọc Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú. Luyện tập về từ đồng nghĩa. Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh
Soạn chi tiết đầy đủ ôn tập bài 11: Bài đọc Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú. Luyện tập về từ đồng nghĩa. Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP BÀI 11
Bài đọc: Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú
Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
Viết: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú.
- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được từ đồng nghĩa.
- Nắm được cấu tạo và viết mở bài, kết bài cho bài văn tả phong cảnh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Nắm được cách sử dụng từ đồng nghĩa và tác dụng của từ đồng nghĩa.
- Biết cách viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh.
3. Phẩm chất:
- Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
- Biết yêu thiên nhiên, yêu quê hương và cảnh quan của thiên nhiên; trân trọng những giá trị của thiên nhiên mang lại cho cuộc sống của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết Hang Sơn Đoòng được mệnh danh là gì? - GV mời 1 HS đại diễn mối nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Hang Sơn Đoòng được mệnh danh là vua của các hang động, là đệ nhất kì quan, là hang động dài nhất thế giới. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 2 – Ôn tập Bài 11: + Bài đọc: Hang Sơn Đoòng - những điều lý thú. + Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa. + Viết: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bàiHang Sơn Đoòng - những điều kì thú với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài để nhấn mạnh vẻ đẹp của Hang Sơn Đoòng. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: + Từ đồng nghĩa là gì? + Một số lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn tả phong cảnh. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Nêu các cách viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Ôn tập lại từ đồng nghĩa và tự tìm kiếm các ví dụ về loại từ đó. + Hoàn thành được mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.
- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời. + Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. + Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế với nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. Cách viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh:
- Mở bài trực tiếp: Nói trực tiếp vào phong cảnh mình muốn viết. - Mở bài gián tiếp: Không đi trực tiếp vào giới thiệu cảnh muốn tả mà là đi từ một vấn đề khác rồi mới dẫn dắt vào cảnh muốn tả.
- Kết bài không mở rộng: Kết luận luôn vấn đề. - Kết bài mở rộng: Mở rộng vấn đề từ cảnh được tả, bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình vào cảnh được tả - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: Nước nhà - Non sông Hoàn cầu - Năm châu Bài 2: a) đẹp : tươi đẹp, mĩ lệ, xinh xắn b) to lớn : to đùng, vĩ đại, khổng lồ, đồ sộ c) học tập : học, học hành, học hỏi Bài 3: a) - Phong cảnh nơi đây thật là mĩ lệ. - Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp. b) - Hà Nội có những tòa nhà cao tầng đồ sộ như những gã khổng lồ đứng hiên ngang giữa lòng thành phố. c) - Học để trở thành một người có ích. - Hãy luôn sẵn sàng học hỏi người khác. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. a. Câu chuyện miêu tả cuộc sống của các loài vật ở trong một khu rừng vào một sáng tinh mơ đầu xuân. b. Những loài vật được nhắc đến trong bài đó là: khỉ, voi, trăn, chim kéc c. Bài học rút ra: niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi. Nên sống nhân hậu và đối xử tốt với những người xung quanh mình. d. Mở bài: Mở bài gián tiếp Tả cảnh hồ nước "Chiều nay ghé Hồ Gươm Câu thơ trên cứ âm vang mãi trong lòng em. Nó gợi lên niềm tự hào, yêu thương da diết một vùng đất ngàn năm văn hiến: Thăng Long - Hà Nội. Mảnh đất có bao nhiêu di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm - viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố. Kết bài: Kết bài mở rộng Tả cảnh hồ nước Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, Hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. Em cảm thấy quê hương đất nước mình đẹp quá. Đẹp như một bài thơ, một bản nhạc và một bức tranh chỉ có ở nơi em được sinh ra và lớn lên. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
-----------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức, giáo án ôn tập bài 11: Bài đọc Hang Sơn dạy thêm tiếng Việt 5 KNTT, soạn giáo án dạy thêm ôn tập bài 11: Bài đọc Hang Sơn tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác