Soạn giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT ôn tập bài 25: Bài đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Luyện từ và câu Biện pháp điệp từ, điệp ngữ. Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Soạn chi tiết đầy đủ ôn tập bài 25: Bài đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Luyện từ và câu Biện pháp điệp từ, điệp ngữ. Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
ÔN TẬP BÀI 25
Bài đọc: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà.
- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được điệp từ và điệp ngữ.
- Nắm được cấu tạo và cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Nắm được những kiến thức cơ bản và cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
- Nắm được các yêu cầu cần thiết khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
3. Phẩm chất:
Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, rèn luyện năng lực tưởng tượng, miêu tả và biết trân trọng những kí ức, kỉ niệm tươi đẹp.
Biết yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật của cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em đã từng học loại đàn nào chưa? Học đàn đã giúp em được điều gì? - GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Em đã từng học piano. Học piano giúp em thư giãn sau những buổi học, bàn tay em trở nên linh hoạt,… - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 3 – Ôn tập Bài 25: + Bài đọc: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà. + Luyện từ và câu: điệp từ và điệp ngữ. + Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sống Đà với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài thể hiện sông Đà hùng vĩ được sánh đôi với tiếng đàn Ba-la-lai-ca êm ả, chất chứa nhiều tâm tư, cảm xúc. Dòng sông mạnh mẽ, cuộn trào hoà quyện với con người, con người đắm say cùng thiên nhiên. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn. - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về điệp từ, điệp ngữ. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: Điệp từ và điệp ngữ là gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về điệp từ và điệp ngữ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Ôn tập lại định nghĩa điệp từ và điệp ngữ và tự tìm kiếm các ví dụ về biện pháp đó. + Nắm được cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.
- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời. Khái niệm: Điệp từ và điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh nội dung được nói đến. - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ gồm 3 phần: 1. Mở bài: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về bài thơ. 2. Triển khai: Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý nghĩa,…) và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ. 3. Kết thúc: Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: a) Ai dậy sớm… Đang chờ đón… (Nhấn mạnh ý dậy sớm ; gợi cảm xúc hào hứng đến với thiên nhiên.) b) Mồ hôi mà đổ… (Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.) c) Thoắt cái… (Gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng ; nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.) d) Ở mảnh đất ấy… (Nhấn mạnh vị trí – nơi diễn ra những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu ; gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó.) Bài 2: – Điệp ngữ “nghe” được lặp đi lặp lại nhiều lần với mục đích thể hiện sự âm vang của tiếng gà khiến người lính trở về miền kí ức của tuổi thơ. – Điệp ngữ “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ về Việt Bắc- căn cứ cách mạng một thời của những người lính chiến đấu. – Điệp ngữ “muốn làm” diễn tả nguyện vọng tha thiết, nguyện ước muốn được gắn bó với lăng Bác tình cảm mãnh liệt muốn được tận hiến với Bác. Bài 3: Từ Việt Nam – tên gọi của đất nước – được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm nhấn mạnh tình cảm thiết tha gắn bó và yêu thương đất nước. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. 2 biện pháp tu từ trong đoạn thơ: - Nhân hóa: nhà thơ đã nhân hóa “tiếng ghi-ta” thành một nhân vật (Lor-ca), một cá thể con người đang “ròng ròng máu chảy”. Cách nhân hóa này có sức ám ảnh rất đặc biệt, có sức gợi cảm rất lớn, nó vừa nói lên nỗi bi phẫn của Lor-ca, vừa gợi lên nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước tấn bi kịch của Lor-ca. Với cách nhân hóa này, nhà thơ Thanh Thảo đã cho chúng ta thấy: âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn đã thành linh hồn, thành cả sinh thể, thân thể. - Điệp từ: tiếng ghi ta => Nhấn mạnh, lặp đi lặp lại nhiều lần hình ảnh tiếng đàn để bộc lộ cảm xúc và gợi ra những trường liên tưởng khác nhau – tiếng đàn là tiếng lòng, là tâm hồn Lor-ca. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh tiếng đàn (cây đàn): Tiếng đàn được đặt trong những trường liên tưởng khác nhau, gợi nỗi đau đớn bất ngờ trước sự mất mát, trước cái chết của Lor-ca. Tiếng đàn là tiếng lòng, là tâm hồn Lor-ca: - “Tiếng ghi ta nâu – bầu trời cô gái ấy”: có thể gợi liên tưởng tiếng đàn đến nỗi đau đớn của một cô gái có nước da nâu, người yêu của Lor-ca. - “Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”: cũng có thể được hiểu như sự sống vĩnh cửu của tiếng đàn. - “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” hay là sóng dậy từ tiếng đàn uất hận của người nghệ sĩ chiến đấu? - Người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, cho cuộc sống tốt đẹp có thể bị giết nhưng tiếng đàn – tâm hồn của Lor-ca thì bất tử. Không thể chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn bất diệt như cỏ mọc hoang, có sức sống mãnh liệt. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
-----------------
………….Còn tiếp …………..
Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức, giáo án ôn tập bài 25: Bài đọc Tiếng đàn dạy thêm tiếng Việt 5 KNTT, soạn giáo án dạy thêm ôn tập bài 25: Bài đọc Tiếng đàn tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác