Soạn giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT ôn tập bài 1: Bài đọc Thanh âm của gió. Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ. Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Soạn chi tiết đầy đủ ôn tập bài 1: Bài đọc Thanh âm của gió. Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ. Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

ÔN TẬP BÀI 1

Bài đọc: Thanh âm của gió

Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Thanh âm của gió.

- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được danh từ, động từ, tính từ.

- Nắm được cấu tạo và viết được bài văn kể chuyện sáng tạo.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

­ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt). 

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học

- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.

- Biết nhận diện, nắm được đặc điểm của các từ loại. 

- Biết được cấu tạo, bố cục của bài văn kể chuyện sáng tạo. 

3. Phẩm chất: 

- Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, rèn luyện năng lực tưởng tượng, sáng tạo và trân trọng mọi thứ xung quanh.

- Biết yêu con người, yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: 

  • Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh: 

  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video Hoạt động ngoài trời của trường Mầm non Sơn ca và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các hoạt động ngoài trời có trong đoạn video?

https://www.youtube.com/watch?v=DayoGuK-IqI&t=23s

- GV mời 1 HS đại diễn mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV gợi ý,  nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Các hoạt động ngoài trời của học sinh: múa hát bài Mùa hè đến, quan sát và miêu tả cây phượng, quan sát và gọi tên các loài cá, chăm sóc cây cảnh, quan sát và trả lời các câu hỏi liên quan về cây lúa. 

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 1 – Ôn tập Bài 1:

+ Bài đọc: Thanh âm của gió. 

+ Luyện từ và câu: danh từ, động từ, tính từ.

+ Viết: Bài văn kể chuyện sáng tạo.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Thanh âm của gió.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Thanh âm của gió với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi, truyền cảm; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở các câu thoại của các nhân vật.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.

 

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn,  - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về danh từ, động từ, tính từ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

+ Danh từ, động từ, tính từ là gì?

+ Cách phân biệt danh từ, động từ, tính từ dễ bị lẫn lộn?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn kể chuyện sáng tạo.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Bài văn kể chuyện sáng tạo gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Thanh âm của gió.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

 

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Thanh âm của gió, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn tập lại định nghĩa danh từ, động từ, tính từ và tự tìm kiếm các ví dụ về các loại từ đó.

+ Tự kể lại một câu chuyện sáng tạo.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

 

- HS trả lời.

+ Khái niệm: 

  • Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

  • Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự việc. 

  • Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự việc, hoạt động, trạng thái,…

+ Cách phân biệt: 

  • Danh từ có khả năng kết hợp các từ chỉ số lượng như: mọi, mỗi, các, những,…. ở phía trước

  • Động từ có khả năng kết hợp các phụ từ như: hãy, đừng chớ,… ở phía trước 

  • Tính từ có khả năng kết hợp các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá,… ở phía trước 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

Bài văn kể chuyện sáng tạo gồm 3 phần:

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

2. Thân bài: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện. 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

C

C

A

B

- HS lắng nghe, chữa bài. 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1: 

Tập thể dục : Ngoài sân trường, lớp 5 đang tập thể dục 
Chạy : Lớp em đang chạy 3 vòng quanh sân trường 
Đá cầu : Các bạn nam đang tập đá cầu

Bài 2: 

Danh từ

Động từ

Tính từ

Sân khấu, vòm trời, nhạc công

Thổi kèn

Náo nhiệt, lá biếc 

 

Bài 3: 

- Danh từ: một cái bóng, mặt bàn, con mèo, bà chàng, chàng, con vật, cái đuôi, 2 mắt, người
- Động từ: xuống, chơi đùa, nép chân,, phe phấy, vụt ra
 - Tính từ lẹ làng, ngọc thạch xanh dương

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

  1. Tác giả đã miêu tả nhân vật tôi trong những năm tháng còn đi học.

  2. Những kỉ niệm đáng nhớ: đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà. 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

-----------------

………….Còn tiếp …………..


=> Xem toàn bộ Giáo án tăng cường Tiếng Việt 5 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức, giáo án ôn tập bài 1: Bài đọc Thanh âm dạy thêm tiếng Việt 5 KNTT, soạn giáo án dạy thêm ôn tập bài 1: Bài đọc Thanh âm tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác