Soạn giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 KNTT ôn tập bài 15: Bài đọc Bài ca về mặt trời. Luyện tập về từ đa nghĩa. Viết bài văn tả phong cảnh

Soạn chi tiết đầy đủ ôn tập bài 15: Bài đọc Bài ca về mặt trời. Luyện tập về từ đa nghĩa. Viết bài văn tả phong cảnh giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP BÀI 15

Bài đọc: Bài ca về mặt trời

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa

Viết: Viết bài văn tả phong cảnh

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Bài ca về mặt trời.

- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được từ đa nghĩa.

- Nắm được cấu tạo và viết bài văn hoàn chỉnh tả phong cảnh. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

­Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết). 

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học

- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.

- Nắm được cách viết bài văn tả phong cảnh và biết được những lưu ý khi viết bài văn. 

3. Phẩm chất: 

- Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: 

- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh: 

- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video Những hình ảnh rõ nét và chân thực nhất về Mặt Trời và trả lời câu hỏi: Em biết gì về Mặt Trời?

https://www.youtube.com/watch?v=Eh_i-ub5TRk

- GV mời 1 HS đại diễn mối nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Hệ mặt trời của chúng ta có Mặt Trời ở giữa. Đây là một ngôi sao lớn đến nỗi trọng lực của nó kéo và giữ vô số hành tinh, hành tinh lùn, sao chổi và thiên thạch quay quanh nó.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 2 – Ôn tập Bài 15:

+ Bài đọc: Bài ca về mặt trời. 

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa.

+ Viết: Viết bài văn tả phong cảnh.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Bài ca về mặt trời.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Bài ca về mặt trời với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

 

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về từ đa nghĩa.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

+ Từ đa nghĩa là gì?

+ Nêu cách sử dụng từ đa nghĩa? 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn tả phong cảnh.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Nêu các bước lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Bài ca về mặt trời.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

 

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Bài ca mặt trời, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn tập lại định nghĩa từ đa nghĩa và tự tìm kiếm các ví dụ về các loại từ đó.

+ Viết bài văn hoàn chỉnh tả phong cảnh.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

 

 

 

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Khái niệm: Từ đa nghĩa là những từ ý nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng.

+ Cách sử dụng: 

  • Xem xét câu chuyện xung quanh từ: Đôi khi, câu chuyện xung quanh từ hoặc cụm từ có thể giúp hiểu rõ ý nghĩa của nó.

  • Nghe cách người khác sử dụng từ đó trong câu, có thể cố gắng xác định ý nghĩa dựa trên cách họ sử dụng nó.

  • Sử dụng kiến thức ngôn ngữ và văn hóa: Hiểu biết sâu về ngôn ngữ và văn hóa cũng có thể giúp bạn xác định ý nghĩa cụ thể của từ đa nghĩa.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

Dàn ý cho bài văn tả phong cảnh gồm 3 phần:

a) Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em muốn miêu tả

Gợi ý: cánh đồng lúa, bãi biển, dòng sông, con suối, rừng cây, con đường, công viên, vườn cây…

b) Thân bài:

- Miêu tả khái quát về cảnh đẹp:

+ Tên đầy đủ của cảnh đẹp đó là gì? 

+ Để di chuyển đến đó có khó khăn không? Có gặp nhiều trở ngại không?

+ Cảnh đẹp đó là tự nhiên hay do con người tạo ra?

+ Diện tích, phạm vi của cảnh đẹp đó có rộng lớn hay không?

- Miêu tả chi tiết cảnh đẹp đó:

+ Gồm những khu vực, bộ phận nào? + Giới thiệu theo trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong…)

+ Những cây cối, đồ vật, động vật… có xuất hiện ở cảnh đẹp đó? Những sinh vật ấy là tự nhiên hay do con người chăm só?

+ Bầu trời, dòng nước, gió, không khí… ở cảnh đẹp đó như thế nào? Đem đến cảm giác ra sao cho em khi đến thăm?

+ Thường có những hoạt động, sự kiện gì xảy ra ở khu vực đó? Ý nghĩa của các hoạt động ấy

c) Kết bài:

+ Đánh giá, suy nghĩ của em về cảnh đẹp đó

+ Tình cảm của em dành cho cảnh đẹp của địa phương mà mình vừa miêu tả

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

A

B

A

D

- HS lắng nghe, chữa bài. 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1: 

Từ “tay” là nghĩa chuyển ở đây chỉ giỏi, thành thạo

Từ “bụng” là nghĩa chuyển ở đây chỉ mặt trống. 

Bài 2:

Câu

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

a

Miệng tươi cười, miệng ăn

Miệng rộng, miệng bát, miệng túi 

b

Sương sườn, hích vào sườn, đánh vào sườn

Sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn

Bài 3: 

  1.  

Nhóm 1: đánh tiếng, đánh  điện

Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng

Nhóm 3 : đánh trống, đánh đàn 

Nhóm 4 : đánh trứng, đánh phèn 

Nhóm 5 : đánh cá, đánh bẫy 

b)

Nhóm 1: làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi 

Nhóm 2 : làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát 

Nhóm 3 : làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy 

Nhóm 4 : làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng 

Nhóm 5 :  làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt 

- HS tiếp thu, lắng nghe và chữa bài. 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

  1. Mỗi khi nhìn thấy ánh mặt trời, chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và dễ chịu.

  2.  

- Biện pháp tu từ so sánh: Bố mẹ được ví với “mặt trời”.

- Tác dụng:

+ Sử dụng hình ảnh so sánh giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động.

+ Không chỉ vậy, sử dụng hình ảnh so sánh còn nhấn mạnh bố mẹ chính là cội nguồn của sự sống, đem ta đến thế giới này, bảo vệ và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

  1.  

Bài làm

Quê hương em là một ngôi làng nhỏ, nằm ở sát vùng rừng núi. Tuy nơi đây không phồn hoa, náo nhiệt như thành phố, nhưng nó vẫn mang trong mình vẻ đẹp hấp dẫn khó mà bỏ qua được. Đặc biệt là những buổi bình minh của mùa hạ. Mà dù qua bao lâu, em cũng không thể quên được khung cảnh ấy.

Sáng hôm đó, chừng hơn năm giờ sáng, em cùng gia đình bước xuống xe khách, đặt chân xuống quê hương yêu dấu. Lúc ấy, trời vẫn còn tối, cảnh vật hiện lên mờ nhòa dưới ánh sáng nhòe nhoẹt, chẳng biết là ánh trăng hay mặt trời. Không khí mát lạnh, vất vưởng chút hàn se của đêm khuya. Nhưng tất cả cũng chỉ là thoáng chốc. Chỉ loay hoay một láy dỡ đồ xuống xe, mà trời đã nhập nhoạng tảng sáng. Lúc này, đường nét cảnh vật dần dần hiện ra trước mắt em. Phía xa xa, là cánh rừng, cắt lên nền trời những đường đen không rõ dáng. Thấp thoáng, những tàu dừa rung rinh theo gió sớm, tựa như bầy quạ khổng lồ đang rũ mình thức dậy sau giấc ngủ dài. Những ngôi nhà nhỏ lẩn khuất sau mấy tán lá, nằm im lìm, say sưa. Tất cả đều đang chìm trong giấc mộng. Những cơn gió mát, như kẻ độc hành, lãng đãng se qua mặt sông, qua nhành cỏ, qua nụ hoa, cuốn theo biết bao là hương thơm, là hơi mát. Em sung sướng dang tay để tận hưởng tất cả - những thứ thật là xa xỉ và hiếm hoi đối với thành phố chật chội.

Chẳng mấy chốc, trời hửng sáng rõ ràng. Theo tiếng gà gáy rền rĩ, văng vẳng khắp làng. Ông mặt trời dần chuyển tỉnh. Tựa như ngại bác thức dậy chậm quá, cả mấy chú gà đồng thanh hòa vang, thúc dục dồn dập. Thế là, những tia sáng vội vã rời khỏi nhà, nhảy xuống mặt đường, xuống dòng sông, xuống mái nhà. Khu rừng phía xa xa dần hiện lên với vẻ đẹp vốn có của nó. Một màu xanh mướt mắt tràn ngập sức sống. Đó là màu xanh của đồi thông - nguồn sống của dân làng. Những tàu dừa, bụi chuối cũng dần ưỡn mình hãnh diện dưới nắng mới. Tất cả như tươi mới hơn, rạng rỡ hơn với những hạt pha lê lóng lánh trên thân mình. Bầu trời hiện rõ ra trong xanh và cao vời vợi. Những đám mây như những chiếc kẹo bông lớn trôi lững lờ trên dòng sông. Bầu không khí trong lành, ngòn ngọt mùi cỏ dại, ngai ngái mùi đất thấm đẫm sương đêm. Tất cả khiến em như mê say.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

-----------------

………….Còn tiếp …………..


=> Xem toàn bộ Giáo án tăng cường Tiếng Việt 5 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 kết nối tri thức, giáo án ôn tập bài 15: Bài đọc Bài ca dạy thêm tiếng Việt 5 KNTT, soạn giáo án dạy thêm ôn tập bài 15: Bài đọc Bài ca tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác