Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 Cánh diều bài: Viết bài văn tình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài: Viết bài văn tình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS bước đầu biết trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

  1. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.  

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Trong cuộc sống hiện nay, những vấn đề nào đang diễn ra khiến em quan tâm?

- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn vào bài học.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhắc lại yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

  1. Mục tiêu: Nắm vững yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục Định hướng:

+ Thế nào là trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

+ Thế nào là một hiện tượng trong đời sống?

+ Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta cần làm gì?

- GV yêu cầu HS  thảo luận theo nhóm nêu thêm một số  ví dụ về các hiện tượng trong đời sống.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng

I. Nhắc lại kiến thức

1. Định nghĩa: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.

2. Một số ví dụ

-  Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định:

- Phải trồng nhiều cây xanh.

- Việc nuôi các con vật trong nhà.

- Việc sử dụng nước ngọt.

- Việc sử dụng bao bì ni lông.

- Hiện tượng học sinh chơi game.

- Một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường.

3. Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống cần: nêu ý kiến của mình, giải thích vì sao, đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng.

 

 

Hoạt động 2: Thực hành

  1. Mục tiêu: Nắm được cách làm bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát sách và trả lời: Để viết một bài văn kể lại trải nghiệm trong đời sống được tốt, chúng ta cần làm theo mấy bước?

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu từng bước để làm đề văn trong SGK:

+ Chuẩn bị: GV yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu của đề, tìm hiểu về vật nuôi trong nhà hoặc em có dịp quan sát, ghi lại thông tin về vật nuôi.

+ Tìm ý và lập dàn ý: GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi theo SGK.

Tìm ý, dựa vào phần chuẩn bị ở trên, em hãy đặt và trả lời các câu hỏi thông qua một số bài tập nhanh như sau:

+ Thế nào là những con vật nuôi?

A. Là những loài động vật được dùng để lao động trong thể thao.

B. Là những loài động vật được sử dụng trong phòng thí nghiệm.

C. Là những loài động vật được nuôi để làm cảnh, thú cưng, được sự chăm sóc của con người.

D. Là những loài vật được nuôi để lấy thịt, trứng và các sản phẩm từ chúng.

 

+ Em biết tên những con vật nuôi nào? Nhà em có vật nuôi không?

+ Vật nuôi có những ưu điểm và hạn chế gì?

+ Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?

- Từ đó, GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

2. Thực hành

Bài tậpNhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

- Chuẩn bị:

+ Tìm hiểu về các con vật nuôi.

+ Ghi lại những thông tin về vật nuôi. Vật nuôi khác động vật hoang dã như thế nào? Lợi ích của vật nuôi là gì?

+ Thu thập thông tin, lấy tư liệu như video, hình ảnh minh họa, ý kiến của các nhân vật nổi tiếng,... và ghi lại nguồn dẫn các tư liệu đó.

- Tìm ý và lập dàn ý:

·      Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi

·      Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo 3 phần lớn của bài văn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Thực hành viết bài

  1. Mục tiêu: Nắm được cách làm bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thực hành viết bài văn hoàn chỉnh.

- GV hướng dẫn HS chỉnh sửa theo sau khi GV chấm và chữa bài.

- GV nhận xét, tổng kết tiết học

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

- Viết bài:

 

 

- Chỉnh sửa bài viết

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, bám sát dàn ý đã lập sau đó rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. Nội dung: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV ra đề, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, lập dàn ý:

+ Đề bài: Các bạn trẻ Việt Nam ngày nay thường nhắn tin và viết trên mạng bằng những kí tự sai chính tả được các bạn gọi là teencode. Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tác động của teencode đối với sự trong sáng của tiếng Việt.

- GV hỗ trợ các nhóm khi cần thiết, sau đó mời đại diện các nhóm trình bày dàn ý trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, yêu cầu HS viết thành bài văn.

Gợi ý dàn ý:

Các thành phần của bài văn

Nội dung

Mở bài

- Nêu vấn đề cần giải quyết.

Thân bài

- Giải thích:

+ Bạn trẻ: là những người ở độ tuổi còn trẻ, đang đi tìm và mong muốn khẳng định bản thân. Là những người nhận thức còn đang tiếp tục phát triển, chưa trưởng thành và chưa thể bao quát, thấu đáo hết tất cả.

+ Teencode: Kí hiệu của người trẻ (Việt Nam). Có thể coi là một dạng tiếng lóng. Teencode

+ Sự trong sáng của tiếng Việt: bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp.

- So sánh teencode và sự trong sáng của tiếng Việt:

+ Teencode cũng là một dạng kí hiệu ngôn ngữ, được mã hóa, dùng để ghi lại âm thanh, lời nói, suy nghĩ, dùng để giao tiếp, truyền đạt thông tin  giống với ký hiệu ngôn ngữ. Tiếng Việt (cụ thể là chữ viết tiếng Việt) cũng là một ký hiệu ngôn ngữ.

+ Teencode dựa vào quy luật tiếng Việt, ngữ pháp, ngữ âm,... nhưng đã thay đổi cách viết (ký hiệu) so với chính tả tiếng Việt  Có sự pha tạp, không trong sáng.

- Sự ảnh hưởng của teencode đối với sự trong sáng của tiếng Việt:

+ Ảnh hưởng tích cực:

§  Phù hợp với người trẻ

§  Biểu đạt được những nét nghĩa, sắc thái nghĩa mà tiếng Việt quy chuẩn vốn chưa biểu đạt được.

§  Teencode là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu vì ngôn ngữ vận động không ngừng (cả lời nói và chữ viết). Ví dụ:

ü “khốn nạn”: (1) khốn khổ đến mức thảm hại, đáng thương; (2) hèn mạt, đáng khinh bỉ, nguyền rủa;

ü chữ viết của Việt Nam qua các thời kỳ: chữ Hán, chữ Nôm, chữ La-tinh (Quốc ngữ).

+ Ảnh hưởng tiêu cực:

§  Không quy phạm, chuẩn mực.

§  Pha tạp, không có sự thống nhất.

§  Mà chính tả là quy định về cách viết, mang tính chuẩn mực, là bản sắc của mỗi dân tộc, quốc gia so với thế giới.

Teencode chỉ nên viết vui đùa, ở ngôn ngữ, lời nói hàng ngày, không mang tính trang nghiêm hay chính thức.

Teencode vừa có những mặt tích cực, vừa có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự trong sáng của tiếng Việt. Teencode vẫn tồn tại, vẫn được sử dụng và có thể sử dụng, nhưng vẫn cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Kết bài

- Khẳng định lại quan điểm của bản thân.


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài: Viết bài văn tình bày ý kiến, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 cd bài: Viết bài văn tình bày ý kiến, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài: Viết bài văn tình bày ý kiến

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác