Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 Cánh diều bài 5: Văn bản thông tin
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 5: Văn bản thông tin sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn;
Ngày dạy:
Bài 5. VĂN BẢN THÔNG TIN
(THUẬT LẠI SỰ KIỆN THEO TRẬT TỰ THỜI GIAN)
ÔN TẬP VĂN BẢN: HỒ CHÍ MINH VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
___ Bùi Đình Phong___
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức văn bản về một số yếu tố hình thức (nhan đề, sa pô, hình ảnh, cách triển khai,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo trật tự thời gian.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, đọc tài liệu tham khảo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực đặc thù: Đọc diễn cảm bài thơ, hiểu được các yếu tố nghệ thuật và nội dung bài thơ.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
-Trách nhiệm: Tự hào về lịch sử dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Tranh ảnh về tác giả tác giả và văn bản Tuyên ngôn độc lập.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: HS huy động kiến thức đã học và trả lời câu hỏi
- c) Sản phẩm học tập: HS chia sẻ cảm nghĩ của mình về không khí của ngày lịch sử dân tộc.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS xem lại video Bác Hồ đọc TN ĐL tại quảng trường Ba Đình.
- GV nhận xét, cùng HS ôn lại kiến thức bài học.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu chung về văn bản * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (thời gian: 5 phút) cho HS đọc thầm lại văn bản, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. * Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV bổ sung: Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hóa, khoa học,...). Trong văn bản, người viết thường sử dụng hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn; thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Trong văn bản thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, người viết thường sắp xếp các thông tin về sự kiện xảy ra theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc,.. Nhiệm vụ 2. Nhắc lại kiến thức trọng tâm của văn bản. * Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS hoạt động cặp đôi + Phần 1 cung cấp thông tin gì cho người đọc? + Nội dung phần 2 trình bày mấy mốc sự kiện quan trọng, đó là những sự kiện nào? Hãy tóm tắt theo dạng sơ đồ + Tại sao Bác yêu cầu phải xét duyệt bản thảo Tuyên ngôn độc lập kĩ? + Qua đó, em có nhận xét gì về quá trình chuẩn bị của Bác cho bản Tuyên ngôn độc lập? + Thông tin nào được nhắc đến ở phần 3?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: + Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm mình. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. * Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
GV bổ sung: GV tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản. |
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 1. Tác giả - Tên: Bùi Đình Phong - Năm sinh – năm mất: 1950 - Quê quán: Hà Tĩnh - Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người. 2. Tác phẩm - Thể loại: Văn bản thông tin - Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Bác yêu cầu Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ - Bước đầu chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn Độc lập.
2. Công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn Độc lập - Quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng, lâu dài thể hiện qua các sự kiện quan trọng : + 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. + Sáng 26-8-1945, Bác triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn về nhiều vấn đề trong đó có việc ra mắt Tuyên ngôn Độc lập. + 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9 đọc Tuyên ngôn Độc lập, ra mắt Chính phủ. Người đưa bản thảo để các thành viên Chính Phủ yêu cầu xét duyệt kĩ. + 28 và 29-8, ban ngày làm việc soạn thảo, ban đêm tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập. + 30-8, mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. + 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào Tuyên ngôn Độc lập. - Sự chuẩn bị chu đáo vì không chỉ đọc cho nhân dân toàn quốc mà còn đọc cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh. 3. Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập - Thời gian: 14h ngày 2-9-1945. - Địa điểm: Cuộc mít tinh vườn hoa Ba Đình. - Thành phần tham gia: Hàng chục vạn đồng bào. - Phương thức: Trên diễn đàn cao và trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 4. Tổng kết a. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: VB đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. b. Nghệ thuật - Kết hợp thông tin với số liệu, hình ảnh cụ thể, sinh động. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Đọc và hoàn thành các yêu cầu sau đây: Câu 1: Yếu tố nào sau đây không có trong văn bản Hồ chí Minh và "tuyên ngôn độc lập"? A. Nhan đề văn bản B. Sa pô C. Các thông tin chính D. Các số thứ tự đánh dấu thông tin Câu 2: Yếu tố nào sau đây không có trong văn bản Hồ chí Minh và "tuyên ngôn độc lập"? A. Nhan đề văn bản B. Sa pô C. Các thông tin chính D. Các số thứ tự đánh dấu thông tin Trả lời: Câu 2: Nhận định nào đúng về các câu trong văn bản? A. Các câu đều có vị ngữ là một động từ. B. Các câu đều có vị ngữ là một tính từ. C. Các câu đều có vị ngữ được mở rộng. D. Các câu đều từ hai vị ngữ trở lên. Câu 3: Hãy ghi các mốc thời gian hoàn thành các thông tin sau đây
|
- HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi và thảo luận đưa ra kết quả.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Gợi ý đáp án
1D, 2C
- Ngày 22/8/1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
- Tối 25/08 Người vào nội thành ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.
- Sáng 26/8/1945, HCM triệu tập và chủ trị cuộc họp Thương vụ trung ương Đảng.
- Ngày 27/8/1945 Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ.
- Ngày 28 và 29/08, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, buổi tối tại 48 Hàng Ngang tự đánh máy Tuyên Ngôn độc lập.
- Ngày 30/08 Bác mời một số đồng chí đến trao đổi.
- Ngày 31/08 Bác bổ sung một số điểm vào Tuyên ngôn Độc lập.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
- b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
- c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Qua văn bản trên, em rút ra được kinh nghiệm gì khi trình bày văn bản dạng thông tin?
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập, viết đoạn văn theo yêu cầu.
- GV gọi một số HS đọc đoạn văn của mình, gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 5: Văn bản thông tin, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 cd bài 5: Văn bản thông tin, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 5: Văn bản thông tin
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 6 CÁNH DIỀU
Tải giáo án Toán 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Khoa học tự nhiên 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Vật Lí 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Hóa học 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Sinh học 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Tin học 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Công nghệ 6 cánh diều (có xem trước)
GIÁO ÁN XÃ HỘI 6 CÁNH DIỀU
Tải giáo án Ngữ văn 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Lịch sử 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Địa lí 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Công dân 6 cánh diều (có xem trước)
GIÁO ÁN CÁC MÔN CÒN LẠI CÁNH DIỀU
Tải giáo án Mĩ thuật 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Âm nhạc 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Giáo dục thể chất 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 cánh diều (có xem trước)
GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 6 chân trời sáng tạo