Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 Cánh diều bài 1: Văn bản Thạch Sanh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 1: Văn bản Thạch Sanh sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn;

Ngày dạy:

ÔN TẬP VĂN BẢN: THẠCH SANH

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức văn bản Thạch Sanh về yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện cổ tích mà các em đã được học.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, đọc tài liệu tham khảo.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù: Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản, từ bài học liên hệ với thực tế.

 3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Yêu nước: Rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS huy động kiến thức và trả lời câu hoi
c) Sản phẩm học tập: HS chia sẻ cảm nghĩ của mình về bài hát.
d) Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS: Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại văn học nào?

- GV nhận xét, cùng HS ôn lại kiến thức bài học.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Thạch Sanh
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu chung về văn bản

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (thời gian: 5 phút) cho HS đọc thầm lại văn bản, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Tóm tắt truyện với những sự kiện tiêu biểu.

+ Nhắc lại đặc trưng thể loại và những yếu tố cần có trong cổ tích?

+ Xác định các nhân vật chính, nhân vật phụ trong truyện?

+ Tìm hiểu bố cục, ngôi kể và phương thức biểu đạt.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

* Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2. Nhắc lại kiến thức trọng tâm của văn bản.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS theo dõi lại văn bản và trả lời các câu hỏi

+Nhóm 1: Sự ra đời của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường? Điều đó nói lên ý nghĩa gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+Nhóm 2, 3: Hoàn thành bảng sau để tìm hiểu về những thử thách và chiến công của TS

Những thử thách

Chiến công của TS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 4: Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hành động của Lí Thông? Qua đó em nhận xét gì về nhân vật này?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm mình.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

* Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

GV tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Tóm tắt truyện với những sự kiện tiêu biểu:

1

Bà mẹ mang thai TS mấy năm mới sinh. Lớn lên cậu được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông.

2

Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông, bị Lí Thông lừa đi canh miếu thờ thế mạng, TS giết chằn tinh chặt đầu đem về, lại bị Lí Thông lừa, TS trở về gốc đa sống bằng nghề kiếm củi.

3

Lí Thông cướp công TS, được vua ban thưởng phong cho làm quận công.

4

Công chúa bị đại bàng bắt đi, vua sai LT đi tìm. LT nhờ Thạch Sanh giúp đỡ, TS xuống hang giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp kín cửa hang.

5

TS cứu Thái Tử con vua Thủy Tề, được thưởng cây đàn thần.

6

Hồn chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại, TS bị bắt vào ngục. Chàng gảy đàn, tiếng đàn chữa khỏi bệnh câm cho công chúa. Thạch Sanh được giải oan. TS tha tội cho mẹ con LT nhưng chúng đã bị sét đánh chết và biến thành bọ hung.

7

TS cưới công chúa, hoàng tử các nước chư hầu kéo quân tiến đánh, TS đem đàn ra gảy, quân lính ... các hoàng tử cởi giáp xin hàng.

8

TS mời cơm quân sĩ 18 nước chư hầu, niêu cơm tí xíu mà ăn mãi không hết.

9

Vua nhường ngôi cho TS.

 

2. Thể loại

- Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một sổ kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,... nhằm thể hiện ước mơ, niêm tin của nhân dân vê chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,...

- Truyện Thạch Sanh thuộc truyện cổ tích kể về người dũng sĩ tài năng dũng cảm.

3. Bố cục: 2 phần

- Đoạn 1: Từ đầu => mọi phép thần thông: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

- Đoạn 2: Tiếp => Hoá kiếp thành bọ hung: Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Hạnh phúc đến với Thạch Sanh.

4. Ngôi kể và phương thức biểu đạt

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- PTBĐ: tự sự

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Nhân vật Thạch Sanh

 

a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- Bình thường: Sinh ra trong một gia đình nghèo, sống bằng nghề kiếm củi.

- Khác thường:

+ Là Thái Tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai.

+ Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ...

+ Được thần dạy võ nghệ và phép thần thông.

=> Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện quan niệm của nhân dân về người dũng sĩ tài năng với vẻ đẹp kỳ lạ, lớn lao, phi thường nhưng cũng rất gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc từ nhân dân lao động.

 

b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

- TS đã trải qua 4 thử thách :

 

Những thử thách

Chiến công của TS

- TS bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng.

TS giết chết chằn tinh

- TS xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang

TS cứu thái tử con vua Thủy tề và được vua Thủy tề tặng cây đàn thần.

- Hồn chằn tinh và đại bàng bày mưu báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

 

Tiếng đàn của Thạch sanh chữa khỏi bệnh cho công chúa, TS được giải oan và kết hôn cùng công chúa.

- Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh.

TS gảy đàn, quân 18 nước chư hầu xin hàng.

 

=> Qua các thử thách, TS đã bộc lộ nhiều phẩm chất đáng quý:

+ Thật thà chất phác,

+ Dũng cảm, tài giỏi,

+ Nhân ái, yêu hoà bình.

2. Nhân vật Lí Thông

Tính cách của LT bộc lộ qua các hành động :

- Gian trá, xảo quyệt

- Tàn nhẫn, vô lương tâm:

- Tiểu nhân, bạc nhược, thấp hèn

 

 

 

3. Tổng kết:

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người...

- Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lý xã hội, sự chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa lương thiện.  

b. Nghệ thuật

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo

- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

1.    Bài tập trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ sai binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn  ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo quân về nước.

                                                                   (Trích Thạch Sanh)

Câu 1. Nhân vật chính của đoạn trích trên là ai?

    A. Công chúa                                   C. Thạch Sanh

    B. Nhà vua                             D.  Quân sĩ mười tám nước chư hầu

Câu 2. Đoạn trích nói về chiến công nào của nhân vật?

    A. Diệt trằn tinh

    B. Thắng hoàng tử của các nước chư hầu

    C. Diệt đại bàng

    D. Cứu người bị hại

Câu 3. Vì sao hoàng tử các nước chư hầu tức giận với Thạch Sanh?

A. Vì công chúa chỉ yêu một mình Thạch Sanh.

B. Vì đám cưới của Thạch Sanh và công chúa là đám cưới tưng bừng nhất.

C. Vì Thạch Sanh tài giỏi hơn hoàng tử các nước chư hầu.

D. Vì Thạch Sanh có niêu cơm thần.

Câu 4. Đoạn trích có những chi tiết thần kì nào? 

A. Tiếng đàn và niêu cơm

B. Tiếng đàn và cung tên vàng

C. Niêu cơm và cung tên vàng

D. Tiếng đàn và thanh kiếm vàng

Câu 5. Việc Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh thể hiện chàng là người như thế nào?

A. Thạch Sanh là người yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh đổ máu.

B. Thạch Sanh là một anh hùng trượng nghĩa, có dũng khí.

C. Thạch Sanh là một người nhút nhát, sợ hãi.

D. Thạch Sanh là người ngay thẳng, dũng cảm.

Câu 6. Qua chi tiết Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?

A. Cho thấy những đặc điểm phi thường của người dũng sĩ                    

B. Khẳng định nhà vua đối xử rất công bằng với mọi người

C. Nhấn mạnh công chúa là một người trọng tình, trọng nghĩa

D. Thể hiện khát vọng về sự công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành

Câu 7. Chi tiết niêu cơm thần thể hiện điều gì?

A. Tư tưởng nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta

B. Tài năng phi thường của Thạch Sanh

C. Sự nhân hậu, vị tha của Thạch Sanh

D. Mong ước về sự giàu có, no đủ của nhân dân ta

Câu 8. Từ nào không phải là từ mượn?

A. Niêu cơm                                        C. Chư hầu

B. Hoàng  tử                                        D. Thết đãi

Câu 9. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy?

A. Binh lính, tưng bừng, vẻn vẹn

B. Tưng bừng, tức giận, bủn rủn

C. Tưng bừng, bủn rủn, vẻn vẹn

D. Binh lính, bủn rủn, vẻn vẹn

Câu 10. Từ “nước chư hầu” có nghĩa là gì?

A. Nước nhỏ

B. Nước bị phụ thuộc, phải phục tùng nước khác (mạnh hơn)

C. Nước đi xâm lược nước khác

D. Nước phát triển

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1 – C

2 - B

3 - B

4 - A

5 - A

6 - D

7 - A

8 - A

9 - C

10 - B

 

 

 

*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

Đọc đoạn văn sau:

“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

Gợi ý đáp án:

  1. Đoạn văn được trích từ văn bản “Thạch Sanh”, Phương thức biểu đạt chính là tự sự.
  2. Trong đoạn văn trên mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng, điều này thể hiện lòng thương người – là một trong những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta.

*Nhiệm vụ 3: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 3:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3

Đọc đoạn văn sau:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

….. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận.Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà  vua đừng động binh.Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc.Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân,không còn nghĩ được gì đến chuyện đanh nhau nữa.

(SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 64-65)

a.Xác định thể loại của văn bản chứa đoạn văn trên? Nêu khái niệm thể loại.

b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần ”?

Gợi ý đáp án:

  1. Thể loại: Truyện cổ tích

- Khái niệm: Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một sổ kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,... nhằm thể hiện ước mơ, niêm tin của nhân dân vê chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,...

  1. Nhân vật chính: Thạch Sanh
  2. Ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần”:

+  Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông 

⟶ Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng

⟶ Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

  1. 1. Nhân vật Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh để lại cho em ấn tượng gì? Hãy trả lời trong một đoạn văn khoảng 5-7 dòng.

- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập, viết đoạn văn theo yêu cầu.

- GV gọi một số HS đọc đoạn văn của mình, gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 1: Văn bản Thạch Sanh, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 cd bài 1: Văn bản Thạch Sanh, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 1: Văn bản Thạch Sanh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác