Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 Cánh diều bài 4: Tiếng việt - Thành ngữ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 4: Tiếng việt - Thành ngữ sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn;
Ngày dạy:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: THÀNH NGỮ
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố khắc sâu kiến thức cho HS: các hiểu biết về nghĩa của một số thành ngữ thông dụng và dấu chấm phẩy vào đọc hiểu, viết, nói, nghe có hiệu quả.
- Nhận biết được thành ngữ và phân tích tác dụng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận diện thành ngữ trong VB.
- Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: Câu trả lời/chia sẻ của HS
- c) Sản phẩm học tập
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức trò chơi: Đuổi hình bắt chữ bằng powerpoint, HS đoán tên một số thành ngữ.
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, cùng HS ôn lại kiến thức bài học.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- a. Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về thành ngữ, dấu chấm phẩy.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Ôn tập về từ láy * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nêu lại khái niệm: + thành ngữ + Dấu chấm phẩy * Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. * Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánhgiá, chuẩn kiến thức. |
I. Nhắc lại về cấu tạo từ, biện pháp tu từ 1. Thành ngữ - Là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.
2. Dấu chấm phẩy - Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, hoàn thành vào vở
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 1. Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì? "Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần." (Hoài Thanh) A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản. B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp. C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn. D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 2. Dấu phẩy chấm trong câu văn sau được dùng để làm gì? A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản 6. Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì? "Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau." (Tô Hoài) A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản. B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn. D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp. D. Nói lên sự bí từ của người viết. |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án
Gợi ý đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
Đáp án |
C |
B |
D |
*Nhiệm vụ 2: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, hoàn thành vào vở
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 Câu 1: Bổ sung các từ còn thiếu để có các thành ngữ ở dạng đầy đủ. Giải thích nghĩa của các thành ngữ đó. Trả lời: a) Ăn ... đá bát b) Chọn mặt gửi .... c) Chở .... về ... d) Cưỡi ngựa xem ... e) Cạn tàu ráo ..... |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án
Gợi ý đáp án:
Câu 1:
- a) Ăn cháo đá bát: Phê phán người khi được người khác giúp đỡ nhưng lại vô ơn, thậm chí phản lại người đã giúp mình.
- b) Chọn mặt gửi vàng: Chọn người có khả năng, đáng tin tưởng để giao cho họ thứ quý giá hay việc quan trọng.
- c) Chở củi về rừng: ví việc làm thừa, chỉ tốn công vô ích vì đã đem một thứ đến nơi vốn rất sẵn, rất thừa thãi.
- d) Cưỡi ngựa xem hoa: chỉ những con người không hoàn toàn tập trung, coi trọng, hết mình với công việc mà chỉ thực hiện một cách cẩu thả, qua loa.
- e) Cạn tàu ráo máng: chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo của con người đối với vật nuôi như voi, ngựa, lợn, trâu bò... Hiểu rộng hơn, một kẻ đã vô tâm với những con vật mình nuôi thì hẳn cũng sẵn lòng hành xử nhẫn tâm với người khác.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
- b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
- c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng một trong những thành ngữ ở bài tập 1
- GV hướng dẫn: HS bám sát khái niệm ẩn dụ và sử dụng lồng ghép vào đoạn văn.
- GV gọi một số HS đọc đoạn văn của mình, gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 4: Tiếng việt - Thành ngữ, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 cd bài 4: Tiếng việt - Thành ngữ, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 4: Tiếng việt - Thành ngữ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 6 CÁNH DIỀU
Tải giáo án Toán 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Khoa học tự nhiên 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Vật Lí 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Hóa học 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Sinh học 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Tin học 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Công nghệ 6 cánh diều (có xem trước)
GIÁO ÁN XÃ HỘI 6 CÁNH DIỀU
Tải giáo án Ngữ văn 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Lịch sử 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Địa lí 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Công dân 6 cánh diều (có xem trước)
GIÁO ÁN CÁC MÔN CÒN LẠI CÁNH DIỀU
Tải giáo án Mĩ thuật 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Âm nhạc 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Giáo dục thể chất 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 cánh diều (có xem trước)
GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 6 chân trời sáng tạo