Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: Thơ - Văn bản "À ơi tay mẹ"

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Văn bản "À ơi tay mẹ" sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn;

Ngày dạy:

BÀI 2: THƠ (THƠ LỤC BÁT)

ÔN TẬP VĂN BẢN: À ƠI TAY MẸ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức văn bản À ơi tay mẹ về yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của bài thơ lục bát.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, đọc tài liệu tham khảo.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù: Đọc diễn cảm bài thơ, hiểu được các yếu tố nghệ thuật và nội dung bài thơ.

 3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

-Trách nhiệm: hiểu và trân trọng tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: HS huy động kiến thức đã học và trả lời câu hỏi
  4. c) Sản phẩm học tập: HS chia sẻ cảm nghĩ của mình về bài hát.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS: Ngày bé, em có từng được nghe bà hoặc mẹ hát ru không? Em có cảm nhận như thế nào về những lời hát ru của bà, của mẹ.

- GV nhận xét, cùng HS ôn lại kiến thức bài học.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản À ơi tay mẹ

 

  1. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu chung về văn bản

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (thời gian: 5 phút) cho HS đọc thầm lại văn bản, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả - tác phẩm.

+ Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu thể thơ, bố cục của văn bản

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

* Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

GV bổ sung: Bài thơ được viết theo thể lục bát, mang đậm âm hưởng của ca dao dân ca Việt Nam. Điều đó giúp cho tác giả bộc lộ được những tình cảm gia đình giản dị mà sâu lắng, đầy ý nghĩa.

 

 

Nhiệm 2. Nhắc lại kiến thức trọng tâm của văn bản.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả mà mẹ phải trải qua. Qua đó, em có cảm nhận gì về sức mạnh của đôi bàn tay mẹ?

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 3, 4: Em nhỏ trong bài thơ đã được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó thể hiện điều đó thể hiện tình cảm mẹ dành cho con? Bài thơ lặp lại cụm từ “à ơi”, theo em điều này có tác dụng gì?

 

+ Nhóm 5, 6 : Hãy tìm những dòng thơ nói lên vất vả, hi sinh của mẹ cho con? Trong những khổ thơ vừa tìm hiểu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để làm nổi bật ý thơ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 7,8: Đọc khổ thơ 4-6

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong các câu thơ? Lời ru của mẹ dành cho những ai? Mẹ mong điều gì qua những lời ru ấy? Mẹ có dành suy nghĩ cho mình hay không?

 

 

 

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm mình.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

* Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

GV bổ sung: Vẫn là mẹ với đôi bàn tay tảo tần, bế con trên tay với lời ru cũng là những ước mong mẹ gửi gắm. Mẹ mong cho mưa thuận gió hoà để con khoẻ mạnh; mong cho con khôn lớn trưởng thành; thương cho những ngày con phải xa hơi ấm từ mẹ. Và rồi, mẹ mong cho ngoại – người đã sinh ra và cả một đời tảo tần vì mẹ được khoẻ mạnh, bình an. Mong cho cuộc đời là những tháng ngày an yên, hạnh phúc. Trong bao gian lao, vất vả hàng ngày, mẹ vẫn suy nghĩ cho những người thân yêu bên cạnh mình nhưng mẹ lại quen đi chính mình “Mẹ chẳng một câu ru mình”. Bài thơ đã khắc hoạ đức hi sinh cao cả, lớn lao của những người mang trong mình thiên chức làm mẹ.

GV tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Tác giả

- Tên thật là Nguyễn Đăng Hào.

- Quê quán: xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Chức danh: Là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.

- Giải thưởng: Nhận hai giải Thơ lục bát (Giải A - 2003; Giải Ba - 2010) trên báo Văn Nghệ.

2. Tác phẩm

- Thơ lục bát: là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát). 

- Gieo vần: gieo vần chân và vần lưng.

- Nhịp: ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng).

3. Bố cục: 2 phần

- P1: từ đầu… vẫn còn hát ru : Hình ảnh đôi bàn tay  mẹ

- P2: Tiếp… một câu ru mình: Lời ru của người mẹ hiền

4. Thể thơ

- Thơ lục bát.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

 

1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

* Đôi bàn tay trước giông tố cuộc đời

- “mưa sa”, “bão qua mùa màng” gợi lên những gian nan, vất vả mẹ phải trải qua.

- Các động từ “chắn”, “chặn” thể hiện sự mạnh mẽ, sức mạnh phi thường của mẹ để bảo vệ con trước mọi sóng gió, đêm lại cho con hạnh phúc và bình yên.

 Là sức mạnh, bản năng của người làm mẹ.

* Đôi bàn tay dịu dàng, nuôi nấng con nên người

- Cách gọi đứa con : cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt trời bé con.

 thể hiện tình cảm âu yếm, dịu dàng, yêu thương con của người mẹ.

 

 

* Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con

- Bàn tay “thức một đời”. “mai sau bể cạn non mòn”, “chắt chiu từ những dãi dầu”

 hình ảnh đã thể hiện đức hi sinh của mẹ,  là những vất vả, chắt chiu, chịu thương chịu khó, cả một đời vất vả nuôi con khôn lớn.

- Nghệ thuật :

+ Điệp từ, điệp cấu trúc : “bàn tay mẹ”, “à ơi”

+ Ẩn dụ:

Bàn tay mẹ - người mẹ

Cái trăng, mặt trời – người con

 Nghệ thuật ẩn dụ làm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt, biện pháp điệp từ nhấn mạnh được những hi sinh, vất vả của đôi bàn tay mẹ. Qua đó, thể hiện tình cảmyêu thương  vô bờ bến của mẹ dành cho đứa con.

2. Lời ru của người mẹ hiền

- Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ:

+ "mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây": xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ.

+ "cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ": thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ.

+ Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu".

+ Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau".

 Tình yêu thương của mẹ rộng lớn, sâu sắc, mẹ dành mọi niềm thương nỗi nhớ cho đứa con của mình.

 

- Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân, chẳng một mong ước cho mình

 Đức hi sinh cao cả, tình cảm thiêng liêng của người mẹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.    Tổng kết

a. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ với đứa con nhỏ bé của mình.

* Ý nghĩa: Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.

b. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát nhịp

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Đọc và hoàn thành các yêu cầu sau đây:

Cho câu thơ : “Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng” (À ơi tay mẹ - Bình Nguyên)

Câu 1. Hãy chép tiếp 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong khổ thơ sau. Vần nào là vần chân? Vần nào là vần lưng?

Câu 3. Cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần trong khổ thơ. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

Câu 4. Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về lời ru của mẹ dành cho con.

 

Gợi ý đáp án

Câu 1. Đoạn thơ đầy đủ:

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi...

Câu 2.

  • Các tiếng được gieo vần trong bài: dàng- vàng, ngon - tròn, tròn - còn
  • dàng - vàng; tròn - còn là vần lưng 
  • ngon - tròn là vần lưng 

Câu 3. Trong bài thơ, cụm từ "À ơi" được lặp lại 5 lần. 

Tác dụng: Cụm từ được lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nhịp điệu êm dịu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ. Khiến em liên tưởng đến bàn tay mẹ luôn vuốt ve mái tóc hay xoa đầu trìu mến, bàn tay nhẹ nhàng quạt mát những ngày hè nóng nực, bàn tay ủ ấm những giấc ngủ đêm đông. 

Câu 4. Đoạn văn trình bày đảm bảo về hình thức (số câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp) và nội dung (lời ru của mẹ dịu dàng, cách gọi con âu yếm. gửi gắm những yêu thương dành cho con).

*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

 

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

Câu 1. Hãy chép lại những cặp câu thơ trong bài hình ảnhbàn tay mẹ”.

Câu 2. Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Hình ảnh này tượng trưng cho điều gì?

Câu 3. Hãy chép một bài thơ khác cùng chủ đề về Mẹ em yêu thích.

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

Gợi ý đáp án:

Câu 1: Những cặp câu thơ trong bài có hình ảnh bàn tay mẹ

Bàn tay mẹ chắn mưa sau

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

 

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt trời bé con.

 

Bày tay mẹ phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

 

Câu 2: Hình ảnh "bàn tay mẹ" sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, tượng trung cho tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ, đứa con đã tạo động lực và sức mạnh để người mẹ có thể tạo nên mọi thứ.

Câu 3: 

TÓC CỦA MẸ TÔI 

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều

Quay quay bụi nước bay theo gió đồng

Tóc dài mẹ xoã sau lưng

Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

Tóc sâu của mẹ, tôi tìm

Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương

Bao nhiêu sợi bạc màu sương

Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi

Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

(Phan Thị Thanh Nhàn, Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập, viết đoạn văn theo yêu cầu.

- GV gọi một số HS đọc đoạn văn của mình, gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 2: Thơ - Văn bản "À ơi, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 cd bài 2: Thơ - Văn bản "À ơi, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 2: Thơ - Văn bản "À ơi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác