Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: Văn bản Ca dao Việt Nam
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 2: Văn bản Ca dao Việt Nam sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn;
Ngày dạy:
ÔN TẬP VĂN BẢN: CA DAO VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức qua văn bản Ca dao Việt Nam về hình thức thơ, phương diện nội dung của các bài ca dao.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, tìm các kiến thức liên quan.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bài ca dao.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các bài ca dao.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Yêu nước: Yêu quý, tự hào về giá trị văn hoá dân gian dân tộc và cảm nhận được tình cảm gia đình thấm đượm qua các bài ca dao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS lắng nghe bài hát Sự tích Hồ Gươm.
c) Sản phẩm học tập: HS chia sẻ cảm nghĩ của mình về bài hát.
d) Tổ chức hoạt động:
- GV yêu cầu HS: Em hãy đọc một bài ca dao Việt Nam mà em thuộc và yêu thích.
- GV nhận xét, cùng HS ôn lại kiến thức bài học.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Ca dao Việt Nam.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu chung về văn bản * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát lại văn bản và xác định thể loại, chủ đề, thể thơ và nội dung phản ánh. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. * Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV bổ sungkiến thức về ca dao (phần mở rộng)
Nhiệm vụ 2. Ôn tập kiến thức văn bản * Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm Nhóm 1, 3: Bài ca dao 1 + Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về việc gì? + Công lao trời biển của cha mẹ được diễn tả qua những hình ảnh, chi tiết nào? + Em hiểu gì về hình ảnh “núi ngất trời" và "nước ở ngoài biển Đông”? + Như vậy, để diễn tả công lao trời biển của cha mẹ tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì?
Nhóm 2,4: Bài ca dao 2 + Bài thơ là lời của ai nói với ai? + Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì, thể hiện tình cảm nào?
Nhóm 5,6: Bài ca dao 3 + Theo em, lời trong bài ca dao là lời của ai nói với ai? Về điều gì? + Tình cảm anh em trong một gia đình được diễn tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? + Em hiểu như thế nào về những từ ngữ: người xa, bác mẹ, cùng thân? + Từ đó em đánh giá như thế nào về tình cảm anh em? + Hình ảnh so sánh “như thể tay chân” diễn tả điều gì? + Tình anh em gắn bó còn có ý nghĩa như thế nào trong lời ca “Anh em.... vầy”? + Bài ca còn nhắc nhở ta điều gì qua câu cuối?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. * Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV bổ sung kiến thức về ca dao (phần mở rộng) |
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
- Thể loại: Ca dao - Chủ đề: tình cảm gia đình. - Thể thơ: lục bát. - Nội dung phản ánh: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống lao động sản xuất…
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Bài ca dao 1 - Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cha mẹ và bổn phận của người làm con. - Hình ảnh so sánh cụ thể: + Công cha - núi ngất trời + Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông. => khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. - "Cù lao 9 chữ ghi lòng con ơi !" Giọng điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình. => Lời khuyên thấm thía, sâu sắc về bổn phận trách nhiệm của con cái.
2. Bài ca dao số 2 - Sử dụng biện pháp so sánh. - Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng. 3. Bài ca dao số 3 - Tiếng hát về tình cảm gắn bó của anh em trong gia đình. + Nào phải người xa. + Cùng chung bác mẹ + Một nhà cùng thân từ ngữ chỉ sự gắn kết thống nhất.
|
MỞ RỘNG KIẾN THỨCNhững đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của ca dao dân ca Việt NamCa dao là một trong những thể loại nổi bật trong văn học dân gian. Nó diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động. Nhắc đến nội dung của ca dao thì thường rất đa dạng từ cuộc sống sinh hoạt, đến tình cảm của con người. Đặc điểm về nghệ thuật trong ca dao từ ngôn ngữ đến kết cấu, thủ pháp nghệ thuật, cuối cùng là thể thơ đều mang đậm chất dân gian. Thứ nhất, về ngôn ngữ, ca dao đã vận dụng rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đó là thứ ngôn ngữ rất giản dị, đẹp đẽ và trong sáng để diễn tả được tâm hồn đa dạng phong phú của con người. Trong ca dao đã có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ của đời sống và lời ăn tiếng nói hằng ngày. "Lá này là lá xoan đào Tương tư gọi nó thế nào hở em" Vì sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày nên ca dao sức quyến rũ mạnh với nhân dân lao động. Đó là vẻ đẹp của sự chân thực, giản dị. Ca dao vì thế dễ đi vào lòng người hơn. Ca dao có mang tính nghệ thuật và giàu sức biểu cảm cao. Ngôn ngữ trong ca dao được trau chuốt, tinh luyện dựa trên ngôn ngữ dân tộc "Đèn tà thấp thoáng bóng trăng Ai đem người ngọc thung thăng chốn này" Ca dao vì là sáng tác của tập thể, truyền miệng từ đời này sang đời khác nên ngôn ngữ của nó còn mang tính địa phương. Ca dao Bắc Bộ thì được sáng tác một cách trau chuốt, tỉ mỉ, sử dụng nhiều cách so sánh, ví von nói bóng nói gió. Ca dao miền Trung thì lại mang tính chất phóng khoáng, không quá trói buộc bởi những quy tắc chặt chẽ: "Anh đến tìm em thì em đã có chồng Em yêu anh như rứa, có mặn nồng chi mô" Trong ca dao, tác giả còn sử dụng rất nhiều đại từ nhân xưng nhất là trong các bài ca đối đáp giao duyên để biểu lộ tình cảm quan hệ lứa đôi. Lúc thì "anh - em", "mình - ta", có lúc lại vô cùng trang trọng "thiếp - chàng" "Mình ơi ta hỏi thật mình Còn không hay đã chung tình với ai" Đặc điểm thứ hai của ca dao chính là kết cấu ngắn ngọn, có sử dụng lối đối đáp và công thức truyền thống. Kết cấu ngắn ngọn chính là một bài ca dao có khi chỉ từ hai đến bốn dòng thơ (1-2 cặp lục bát). Tiếp theo chính là sử dụng lối đối đáp "Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng rộng mở nhưng chưa ai vào?". Với lối đối đáp này ta có thể hình dung được đây có thể đổi đáp giữa một nam - một nữ. Đặc điểm thứ ba là sử dụng công thức truyền thông. Hàng loạt các từ ngữ với mô tip mở đầu như là "Thân em" trong bài ca than thân. "Chiều chiều" gợi khoảng thời gian buổi chiều, tâm trạng buồn, "Ngó lên", "Trèo lên".. "rủ nhau"... "Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng" Đặc điểm thứ ba là các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong ca dao đó là biện pháp so sánh ẩn dụ. Đó là kiểu so sánh A như B "Đôi ta như thể con tằm/ Cùng ăn một lá, cùng nằm một phòng". Ngoài ra có sử dụng kết cấu so sánh tương hỗ bổ sung đối tượng được nhấn mạnh rong sự đối chiếu với sự vật khác: "Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu". Có thể hai đối tượng so sánh được đưa ra với những nét tương đồng: "Tình anh như nước dâng cao/ Tình em như dải lụa đào tầm hương". Sử dụng so sánh trong ca dao có ý nghĩa nâng cao giá trị nhận thức và tạo hình ảnh biểu cảm cao cho ca dao. So sánh làm cho hình tượng của ca dao thêm rõ nét hơn. Ngoài ra, giúp cho ca dao biểu đạt được chức năng biểu cảm có nghĩa là bộc lộ cảm xúc. Biện pháp thứ hai chính là biện pháp ẩn dụ. Thực chất, ẩn dụ là cách so sánh ngầm mà đối tượng so sánh được ẩn đi " Em tưởng nước giếng sâu, em nối sợi dây dài/ Ai ngờ giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây". Biện pháp ẩn dụ trong ca dao giúp cho tác giả dân gian có thể diễn tả được những điều thầm kín, khó nói nhưng vẫn mang tính giản dị và giàu chất thơ. Trong ca dao, thể thơ nổi tiếng và được dùng nhiều nhất chính là thể lục bát. Thể thơ này giúp cho con người biểu lộ được trạng thái tình cảm phong phú và tinh tế. Đặc điểm của thể thơ vô cùng dễ nhớ bởi cách hiệp vần, nhịp. Cách hiệp vần được thể hiện ở chữ cuối của câu sáu vần với chữ thứ sáu của câu tám, và chữ cuối của câu tám vần với chữ cuối câu sáu. "Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là con dao" Ngoài ra còn luật bằng trắc và cách ngắt nhịp. Có thể theo luật 2/2/2, câu 8 là 2/2/2/2. Nhưng cách ngắt nhịp trong ca dao cũng vô cùng linh hoạt. Ngoài ra, ca dao còn dùng các thể như thể vãn, thể song thất lục bát, thể hỗn hợp. Vì những đặc điểm trên về nghệ thuật của ca dao mà ta thấy được ca dao đã đi vào tâm hồn của con người một cách tự nhiên. Nó đã là một sản phẩm tinh thần có giá trị và được truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ cả trong tài liệu. Ca dao quả là một thể loại có giá trị đến muôn đời. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Câu 1: Tìm các so sánh trong ba bài ca dao và lập bảng tổng hợp vào vở theo mẫu sau. Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.
Câu 2: Sưu tầm bài ca dao về tình cảm gia đình được viết theo thể lục bát. Câu 3: Qua các bài ca dao, em hãy viét đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Gợi ý đáp án:
Bài |
Điều được so sánh |
Từ so sánh |
Điều dùng để so sánh |
1 |
Công cha, nghĩa mẹ |
Như |
Núi Thái Sơn, nước biển Đông |
2 |
Người có Cố, ông |
Như |
Cây có cội, sông có nguồn |
3 |
Yêu nhau |
Như thể |
Tay chân |
Câu 2:
- Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.
- Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
Câu 3: GV hướng dẫn HS cách viết đoạn văn, lưu ý về hình thức trình bày và nội dung cần đạt.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
- b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
- c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Tìm đọc thêm các bài phân tích về chủ đề tình cảm gia đình trong ca dao để hiểu hơn nội dung, ý nghĩa các bài ca dao đã học.
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập, viết đoạn văn theo yêu cầu.
- GV gọi một số HS đọc đoạn văn của mình, gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 2: Văn bản Ca dao Việt Nam, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 cd bài 2: Văn bản Ca dao Việt Nam, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 cánh diều bài 2: Văn bản Ca dao Việt Nam
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 6 CÁNH DIỀU
Tải giáo án Toán 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Khoa học tự nhiên 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Vật Lí 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Hóa học 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Sinh học 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Tin học 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Công nghệ 6 cánh diều (có xem trước)
GIÁO ÁN XÃ HỘI 6 CÁNH DIỀU
Tải giáo án Ngữ văn 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Lịch sử 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Địa lí 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Công dân 6 cánh diều (có xem trước)
GIÁO ÁN CÁC MÔN CÒN LẠI CÁNH DIỀU
Tải giáo án Mĩ thuật 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Âm nhạc 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Giáo dục thể chất 6 cánh diều (có xem trước)
Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 cánh diều (có xem trước)
GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 6 chân trời sáng tạo