Soạn giáo án Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo Bài 5: Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Nghe nhạc Mẹ yêu con
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Bài 5: Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Nghe nhạc Mẹ yêu con sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5:
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ
NGHE NHẠC: MẸ YÊU CON
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thường thức âm nhạc: nêu được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- Nghe nhạc: cảm nhận được vẻ đẹp và biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Mẹ yêu con.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Nêu được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Mẹ yêu con.
- Phẩm chất
- Sử dụng thời gian hợp lí; xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lí.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến nội dung học tập; đề được giải pháp giải quyết vấn đề.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- Hình ảnh chân dung nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- File âm thanh một vài bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Mẹ yêu con.
- Bảng tương tác, trình chiếu (nếu có),...
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp
- Dùng lời, giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trò chơi,...
- Kĩ thuật dạy học
- Chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy,...
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ (1925-2019)
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
- b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Nghe nhạc đoán tên bài hát.
- Sản phẩm:
- HS hát và gõ đệm bài Tình mẹ.
- HS kể được tên một vài bài hát viết về mẹ hoặc chủ đề gia đình.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hát bài Tình mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Hải kết hợp với gõ đệm để tạo không khí.
https://youtu.be/YDN32Ql11_g?si=JTdQUi8NOUketL4E
- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm.
- GV tổ chức trò chơi Nghe nhạc đoán tên bài hát.
- GV phổ biến luật chơi: GV đàn giai điệu/cho nghe file âm thanh một vài câu trong các bài hát có chủ đề viết về người mẹ hoặc chủ đề gia đình. HS nghe giai điệu và đoán tên tác giả, tên bài hát.
- GV trình chiếu lần lượt các bài hát để HS tham gia trò chơi:
+ Bài 1: https://youtu.be/b5taQ3hSnEY?si=JBcNIhAEwm8vosVz
+ Bài 2: https://youtu.be/QCsn33n_g0I?si=OlMIYtELJU8tcLW_
+ Bài 3: https://youtu.be/x9xzPlP6rrc?si=CC4-dvwfNjsSPCUz
+ Bài 4: https://youtu.be/O9bdCujMlrw?si=U4axtKtN-dmhJ6DZ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hát bài Tình mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Hải kết hợp với gõ đệm.
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS biểu diễn bài hát Tình mẹ kết hợp gõ đệm trước lớp.
- GV mời đại diện trả lời câu hỏi về tên tác giả, tên bài hát.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
Tên tác giả, tên bài hát lần lượt:
+ Bài 1: Hoàng Vân – Niềm vui gia đình.
+ Bài 2: Phạm Trọng Cầu – Cho con.
+ Bài 3: Dương Thiệu Tước – Ơn nghĩa sinh thành.
+ Bài 4: Nguyễn Văn Tý – Mẹ yêu con.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài hát “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một trong những ca khúc nổi tiếng về chủ đề Ơn sinh nghĩa thành của nền âm nhạc Việt Nam. Bài hát này được sáng tác vào năm 1956 và đã trở thành một tác phẩm kinh điển, mang đầy tình cảm thiêng liêng của người mẹ dành cho con. Để tìm hiểu rõ hơn về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 5: Thường thức âm nhạc – Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được những nét chính về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm, làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn. - GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung trong SGK tr.18 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1 + 4: Tóm tắt những nét khái quát về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (tiểu sử, ảnh hưởng của truyền thống gia đình,...). + Nhóm 2 + 5: Trình bày đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. + Nhóm 3 + 6: Trình bày các bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. - GV yêu cầu các nhóm trình bày lên giấy A3 theo dạng nhánh của sơ đồ tư duy. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày thông tin về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - Tiểu sử: sinh ngày 05/03/1925 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. - Ảnh hưởng của truyền thống gia đình: + Cha là người chơi đàn hay, thạo hát văn, hát chèo và ca trù. + Từ nhỏ ông được học hát, nhạc lí cơ bản và đàn guitar. + Ông có giọng hát hay và thường hát những bài dân ca. + Ông bắt đầu sáng tác âm nhạc vào năm 1947. - Đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: giàu cảm xúc trữ tình, giai điệu ngọt ngào, đằm thắm, lời ca giản dị và gần gũi, chân tình. - Một số bài hát: + Mang âm hưởng dân ca: Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Bài ca năm tấn, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh,... + Bài hát thiếu nhi: Màu áo chú bộ đội, Em tập lái ô tô, Tôi là gà trống, Gà mái mơ, Út cưng,... - Giải thưởng: Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm 2000. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những nét chính về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS trình bày về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và nghe một vài trích đoạn của nhạc sĩ.
- Sản phẩm: HS trình bày về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm trình bày về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã tìm hiểu ở HĐ 2: Dán phần tổng hợp như một nhánh sơ đồ tư duy lên bảng.
- GV trình chiếu cho HS lắng nghe một số ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý:
+ Ca khúc mang âm hưởng dân ca:
- Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh:
https://youtu.be/0sZ-xC_V98M?si=roTSWT1vv2GITjNE
- Người đi xây hồ Kẻ Gỗ:
https://youtu.be/QyH7U4nXP78?si=ycqLPu2RYQMfj77O
- Dáng đứng Bến Tre:
https://youtu.be/szz1YdiqiEE?si=JXKTCV_oKBBZAul5
+ Ca khúc thiếu nhi:
- Màu áo chú bộ đội:
https://youtu.be/hAqIT4Qks8o?si=-cbTnattTH4HM8Hv
- Em tập lái ô tô:
https://youtu.be/HtEZWMz4f0A?si=7vOSuEE7DO_fpKro
- GV yêu cầu HS lắng nghe bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động đơn giản.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận về các trích đoạn được nghe của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- GV mở rộng kiến thức cho HS: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là cây đại thụ của nền âm nhạc mới Việt Nam. Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam cùng với các nhạc sĩ tên tuổi như: Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuẫn, Lưu Hữu Phước, Văn Cao.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe bài hát kết hợp vận động đơn giản.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS(nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện nhóm trình bày về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi về cảm nhận các trích đoạn được nghe của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sử dụng khéo léo chất liệu dân ca của nhiều vùng miền. Các bài hát được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên những giai điệu dễ đi vào lòng người.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- Nội dung: GV cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
- Sản phẩm: Đáp án câu trả lời trắc nghiệm của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Giáo án Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 5: Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, giáo án Âm nhạc 9 CTST Bài 5: Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác