Soạn giáo án Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo Bài 15: Nhạc cụ thể hiện giai điệu Sáo recorder Nốt Pha 2, Bài thực hành số 4, Kèn phím Bài thực hành số 4
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Bài 15: Nhạc cụ thể hiện giai điệu Sáo recorder Nốt Pha 2, Bài thực hành số 4, Kèn phím Bài thực hành số 4 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 15:
NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
(SÁO RECORDER HOẶC KÈN PHÍM)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhạc cụ thể hiện giai điệu: thực hiện được nốt Pha 2 và Bài thực hành số 4 trên sáo recorder hoặc kèn phím.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Thực hiện được nốt Pha 2 trên sáo recorder; thổi được Bài thực hành số 4 trên sáo recorder hoặc trên kèn phím với nhịp độ vừa phải, tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các HĐ bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- File âm thanh và nhạc đệm Bài thực hành số 4.
- Đàn phím điện tử sáo recorder hoặc kèn phím.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề,...
2. Kĩ thuật dạy học
- Chia nhóm, mảnh ghép,...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
(SÁO RECORDER HOẶC KÈN PHÍM)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS nhớ lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS ôn tập Bài thực hành số 3.
c. Sản phẩm: HS thổi Bài thực hành số 3 theo nhạc đệm.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Ôn lại nốt Pha thăng và Bài thực hành số 3
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS ôn lại cách bấm và thổi nốt Pha thăng (đối với kè phím).
- GV hướng dẫn HS ôn tập Bài thực hành số 3 với tính chất nhẹ nhàng, trong sáng theo nhịp độ hơi nhanh.
- GV lưu ý HS: Giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi thổi.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ôn tập lại cách bấm và thổi nốt Pha thăng (đối với kè phím) và Bài thực hành số 3.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS bấm và thổi nốt Pha thăng (đối với kè phím) và Bài thực hành số 3.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Nghe bài mẫu
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS lắng nghe bài hát Bóng em (dân ca Chăm):
https://vovlive.vn/dan-ca-cham-loi-co-bong-em-f28895.html
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nhận xét giai điệu bài Bóng em.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe bài hát, vận dụng hiểu biết bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Bài hát “Bóng em” là một bài dân ca nổi tiếng của người Chăm. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu, thể hiện sự trữ tình, sâu lắng. Bài hát sử dụng thang âm và tiết tấu đặc trưng của nhạc Chăm, tạo nên sự khác biệt so với các giai điệu dân ca của các dân tộc khác. Giai điệu bài hát phản ánh đời sống và văn hóa của người Chăm, từ phong cảnh thiên nhiên, con người đến các phong tục, tập quán; có tính biểu cảm cao, thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người hát.
+ Bài thực hành số 4 được trích từ giai điệu bài Bóng em.
à Giai điệu của dân ca Chăm thường mang tính chất trữ tình, nhẹ nhàng và sâu lắng. Các bài dân ca Chăm thường sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn Kanhi, trống Ghi-năng, kèn Saranai, đàn Rabap. Dân ca Chăm không chỉ là âm nhạc mà còn là phương tiện truyền tải tình cảm, tâm tư và bản sắc văn hóa của người Chăm qua nhiều thế hệ.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 15: Nhạc cụ thể hiện giai điệu – Bài thực hành số 4 (sáo recorder hoặc kèn phím).
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 15: Nhạc cụ thể hiện giai điệu Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, giáo án Âm nhạc 9 CTST Bài 15: Nhạc cụ thể hiện giai điệu
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác