Soạn giáo án Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo Bài 13: Thường thức âm nhạc Trống paranưng và đàn k'lông pút, Nghe nhạc Mùa xuân đến

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Bài 13: Thường thức âm nhạc Trống paranưng và đàn k'lông pút, Nghe nhạc Mùa xuân đến sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: 

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ 

ĐÀN K’LÔNG PÚT

- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thường thức âm nhạc: nêu được một số đặc điểm của trống paranưng và đàn k’lông pút; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của hai nhạc cụ này.
  • Nghe nhạc: nêu được cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe tác phẩm Mùa xuân đến.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nêu được một số đặc điểm của trống paranưng và đàn k’lông pút; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của hai nhạc cụ này.
  • Nêu được cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe tác phẩm Mùa xuân đến.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  • Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.
  • Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo. 
  • Hình ảnh trống trống paranưng và đàn k’lông pút.
  • Video biểu diễn trống paranưng và đàn k’lông pút.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet. 

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Dùng lời, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tích cực, trò chơi,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, động não, đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG 

VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về hai loại nhạc cụ dân tộc trống paranưng và đàn k’lông pút.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi xem video, hình ảnh và nghe âm thanh.

c. Sản phẩm: 

- HS vận động theo nhạc một bài hát quen thuộc được biểu diễn bởi hai loại nhạc cụ dân tộc trống paranưng và đàn k’lông pút.

- HS tích cực tham gia trò chơi nhận dạng nhạc cụ.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Nghe và vận động theo nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu cho HS quan sát video bài hát Tiếng trống paranưng của nhạc sĩ Trần Tiến có phần đệm của trống paranưng kết hợp vận động tự do hoặc gõ đệm đơn giản:

https://youtu.be/0XXy994kO30?si=f-K84xpZlfWIEcLD 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát kết hợp vận động tự do hoặc gõ đệm đơn giản.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS kết hợp vận động tự do hoặc gõ đệm đơn giản bài hát Tiếng trống paranưng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trò chơi nhận dạng nhạc cụ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh các nhạc cụ đã học:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Xác định tên nhạc cụ của dân tộc ít người trong số các nhạc cụ trên.

+ Kể tên nhạc cụ khác của dân tộc ít người mà HS biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Xác định tên nhạc cụ:

  • Số 1: đàn bầu.
  • Số 2: đàn nhị.
  • Số 3: sáo mông.
  • Số 4: đàn tính.
  • Số 5: đàn tranh.
  • Số 6: đàn nguyệt.

+ Tên nhạc cụ của dân tộc ít người:

Đàn T'rưng, dân tộc Tây Nguyên

Đàn Goong, người Ê Đê

Pí Lè, người Thái

Đàn K'ni, người Ê Đê và Ba Na 

ở Tây Nguyên

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những nhạc cụ trên không chỉ phản ánh sự phong phú và đa dạng văn hóa của các dân tộc ít người ở Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và các nghi lễ truyền thống. Để hiểu rõ hơn về các loại nhạc cụ dân tộc, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 13: Thường thức âm nhạc – Trống paranưng và đàn k’lông pút.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 13: Thường thức âm nhạc Trống paranưng Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, giáo án Âm nhạc 9 CTST Bài 13: Thường thức âm nhạc Trống paranưng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác