Soạn giáo án Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo Bài 14: Hát Lí ngựa ô, Nhạc cụ thể hiện tiết tấu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Bài 14: Hát Lí ngựa ô, Nhạc cụ thể hiện tiết tấu sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN
(4 tiết)
BÀI 14:
- HÁT: LÍ NGỰA Ô
- NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hát: hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài Lí ngựa ô.
- Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài hát Lí ngựa ô.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất sôi nổi, rộn ràng của bài hát Lí ngựa ô.
- Biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài hát Lí ngựa ô.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các HĐ bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- File âm thanh bài hát Lí ngựa ô, Lí cây đa, Lí cây bông, Lí dĩa bánh bò, Lí mười thương,...
- Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi,...
2. Kĩ thuật dạy học
- Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não,...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HÁT: LÍ NGỰA Ô
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Nghe dân ca đoán xuất xứ.
c. Sản phẩm: HS kể tên các bài hát về lí thuộc dân ca Nam Bộ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Nghe dân ca đoán xuất xứ.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi: Nghe một số bài lí và trả lời tên bài hát, xuất xứ:
+ Lí ngựa ô: https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=vZv5DebsW_ikGBmg
+ Lí cây đa: https://youtu.be/h7XCBy7ujhI?si=eDTMU6n3fTv00Szn
+ Lí cây bông: https://youtu.be/n3Pqt-63NJU?si=feFFMfC4dvu_O_0o
+ Lí dĩa bánh bò: https://youtu.be/y4A8szzhLjo?si=CvLYWYtiRkj8HI7J
+ Lí mười thương: https://youtu.be/XyndcxgkVMM?si=1a5CWUOYGZT86CL7
+ Lí kéo chài: https://youtu.be/NSmL05kjAgU?si=3hVNxv5ImA-6k0wq
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi xuất xứ các bài hát được nghe.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Lí ngựa ô: có xuất xứ từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
+ Lí cây đa: có xuất xứ từ vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Lí cây bông: có xuất xứ từ miền Nam Việt Nam.
+ Lí dĩa bánh bò: có xuất xứ từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Lí mười thương: có xuất xứ từ miền nam Việt Nam.
+ Lí kéo chài: có xuất xứ từ miền Trung Việt Nam, ở các vùng ven biển.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các bài dân ca ngắn gọn chúng ta vừa nghe đều là lí. Lí là một thể loại ca hát trong dân gian, xuất hiện ở khắp các vùng miền trên đất nước ta. Nội dung các bài lí thường mô tả về thiên nhiên, tình cảm của con người hay những truyền thống văn hóa và ít gắn liền với hoạt động lao động như thể loại hò. Lí được phát triển ở khu vực miền Trung và miền Nam. Đặc biệt lí đã trở thành một thể loại dân ca tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ. Để hiểu rõ hơn về thể loại lí, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 14: Hát – Lí ngựa ô.
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 14: Hát Lí ngựa ô, Nhạc cụ Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo, giáo án Âm nhạc 9 CTST Bài 14: Hát Lí ngựa ô, Nhạc cụ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác