Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm

Dưới đây là word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm

Đầy đủ Giáo án âm nhạc THPT kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIỌNG

VÀ ĐẶT HỢP ÂM ĐỆM CHO CA KHÚC, BẢN NHẠC

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHO CA KHÚC, BẢN NHẠC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được phương pháp xác định giọng cho ca khúc, bản nhạc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về phương pháp xác định cho ca khúc, bản nhạc.
  • Năng lực riêng:
  • Nắm được khái niệm xác định giọng, phương pháp xác định giọng cho ca khúc, bản nhạc.
  • Biết vận dụng những kiến thức lí thuyết vào xác định giọng cho những ca khúc, bản nhạc Việt Nam, nước ngoài.
  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, cảm nhận được tính chất âm nhạc của một bản nhạc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Âm nhạc 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Nhạc cụ: đàn phím điện tử, đàn piano, phương tiện nghe nhìn, ca khúc Việt Nam, nước ngoài, các file âm thanh.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS biết được những dấu hiệu đầu tiên để xác định giọng: âm kết, dấu hóa biểu trên bản nhạc, các âm xuất phổ biến trong giai điệu.
  3. Nội dung: GV cho HS xem và nghe trích đoạn bản Sonatine được viết ở giọng Son trưởng của Beethoven và yêu cầu HS tìm hiểu dấu hóa biểu, âm kết và các âm thường xuất hiện trong bản nhạc.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vị trí được đặt dấu hóa theo khóa và âm kết của đoạn trích.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem và nghe trích đoạn bản Sonatine được viết ở giọng Son trưởng của Beethoven và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dấu hóa theo khóa được đặt ở vị trí nào và âm kết của đoạn trích trên là âm gì?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Dấu hóa theo khóa được đặt ở vị trí nốt pha.

+ Âm kết của đoạn trích là âm son.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để nắm được khái niệm xác định giọng, phương pháp xác định giọng cho ca khúc, bản nhạc, cũng như biết vận dụng những kiến thức lí thuyết vào xác định giọng cho những ca khúc, bản nhạc Việt Nam, nước ngoài, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Phương pháp xác định cho ca khúc, bản nhạc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm xác định giọng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm xác định giọng và vai trò của xác định giọng hoạt động âm nhạc.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 1 tr.23 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm xác định giọng và vai trò của xác định giọng trong hoạt động âm nhạc.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 tr.23 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm xác định giọng.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Em hãy nêu vai trò của xác định giọng trong hoạt động âm nhạc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 1 tr.23 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về khái niệm xác định giọng.

- GV mời đại diện HS lời câu hỏi về vai trò của xác định trong hoạt động âm nhạc.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm xác định giọng

- Xác định giọng là dựa vào các dấu hiệu có trên một bản nhạc để nhận biết giọng của bản nhạc.

- Vai trò của xác định giọng trong hoạt động âm nhạc:

+ Mỗi người sẽ theo đuổi những dòng nhạc khác nhau, tùy thuộc vào âm vực và chất giọng tự nhiên của mình.

+ Tùy vào từng tone giọng khác nhau cũng sẽ chọn được những ca khúc, bản nhạc phù hợp để thể hiện một cách trọn vẹn và hoàn hảo nhất.

à Vì thế để có một màn trình diễn thật chất lượng và gây tượng ấn tượng với người nghe, cần xác định đúng giọng của bản nhạc.

Hoạt động 2: Phương pháp xác định giọng cho ca khúc, bản nhạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các dấu hiệu để xác định giọng cho một ca khúc, bản nhạc; thực hiện được việc xác định giọng cho ca khúc, bản nhạc khác nhau.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 2 tr.23 và trả lời câu hỏi về các dấu hiệu để xác định giọng cho một ca khúc, bản nhạc; GV cho HS nghe, xem bản nhạc Romance và phân tích giai điệu, dấu hiệu xác định giọng của bản nhạc Romance.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các dấu hiệu để xác định giọng cho một ca khúc, bản nhạc.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin mục 2 tr.23 và cho biết: Nêu những dấu hiệu cơ bản để xác định giọng của một bản nhạc.

- GV cho HS lắng nghe và xem đoạn trích Nghệ sĩ với cây đàn (nhạc Nga).

(26) Nghệ sĩ với cây đàn - TĐN số 2 - Lớp 9 - Nevis Center - YouTube

- GV phân tích cho HS:

+ Đoạn trích Nghệ sĩ với cây đàn có một dấu Pha thăng ở hóa biểu. Dấu hiệu đầu tiên này cho biết bản nhạc có thể thuộc giọng Son trưởng hoặc Mi thứ.

+ Ở ô nhịp thứ tư xuất hiện nốt âm Rê thăng (bậc VII của giọng Mi thứ được nâng lên nửa cung, đây là dấu hiệu của giọng Mi thứ hòa thanh).

+ Âm kết của đoạn nhạc là âm Mi (âm của giọng Mi thứ).

+ Trong giai điệu, âm Mi và các âm thuộc trục chính của giọng Mi thứ (Mi-Son-Si) xuất hiện nhiều lần.

à Từ những dấu hiệu trên có thể khẳng định: Đoạn nhạc được viết ở giọng Mi thứ hòa thanh.

- GV yêu cầu HS lắng nghe và quan sát đoạn trích một lần nữa, cho biết: Trình bày cảm nhận của em về tính chất âm nhạc của đoạn trích Nghệ si với cây đàn.

- GV hướng dẫn HS: Tính chất âm nhạc thường gặp trong một tác phẩm âm nhạc:

+ Mềm mại hay mạnh mẽ.

+ Vui vẻ hay u buồn.

+ Dịu dàng hay gay gắt.

+ Nặng nề hay thanh thoát, nhẹ nhàng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 2 tr.23 và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe và xem đoạn trích Nghệ sĩ với cây đàn, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về những dấu hiệu cơ bản để xác định giọng của một bản nhạc, ca khúc.

- GV mời đại diện HS lời câu hỏi về tính chất âm nhạc của đoạn trích Nghệ sĩ với cây đàn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Phương pháp xác định giọng cho ca khúc, bản nhạc

- Những dấu hiệu cơ bản để xác định giọng của một bản nhạc:

+ Hóa biểu (dấu hóa theo khóa) của bản nhạc.

+ Âm mở đầu và âm kết thúc của bản nhạc thường là âm chủ của giọng.

+ Sự xuất hiện của âm chủ và các âm ổn định của giọng trong bản nhạc.

- Tính chất âm nhạc của đoạn trích Nghệ si với cây đàn: mềm mại, thanh thoát, nhẹ nhàng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP

Hoạt động 3: Thảo luận

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức và kĩ năng xác định giọng cho ca khúc, bản nhạc.
  2. Nội dung: GV hướng chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho HS; HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm xác định giọng và vai trò của xác định giọng trong hoạt động âm nhạc.
  4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho HS: Trình bày về các khái niệm xác định giọng, vai trò của xác định giọng trong hoạt động âm nhạc.

- GV hướng dẫn mẫu cho HS xác định giọng cho bản nhạc đơn giản, có dấu hiệu rõ ràng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Xác định giọng là dựa vào các dấu hiệu có trên một bản nhạc để nhận biết giọng của bản nhạc.

- Vai trò của xác định giọng trong hoạt động âm nhạc:

+ Mỗi người sẽ theo đuổi những dòng nhạc khác nhau, tùy thuộc vào âm vực và chất giọng tự nhiên của mình.

+ Tùy vào từng tone giọng khác nhau cũng sẽ chọn được những ca khúc, bản nhạc phù hợp để thể hiện một cách trọn vẹn và hoàn hảo nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS dựa vào các kiến thức và kĩ năng đã học để xác định các bản nhạc khác nhau.
  3. Ni dung: GV đưa ra 2 trích đoạn ca khúc Mẹ hiền yêu dấu và Cuộc đời vẫn đẹp sao; HS xác định giọng và tính chất âm nhạc của 2 đoạn trích này.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS về giọng và tính chất âm nhạc của trích đoạn ca khúc Mẹ hiền yêu dấu và Cuộc đời vẫn đẹp sao.
  5. T chc thc hin:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Xác định giọng và tính chất âm nhạc của hai trích đoạn ca khúc dưới đây

 

 

 

 

 

 

 

- GV hát, cho HS nghe giai điệu của 2 ca khúc Mẹ hiền yêu dấuCuộc đời vẫn đẹp sao để HS tìm hiểu và nhận biết các dấu hiệu trên bản nhạc của ca khúc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Ca khúc Mẹ hiền yêu dấu:

+ Ca khúc có tính chất âm nhạc mềm mại, uyển chuyển, êm dịu.

+ Giọng của ca khúc là Si thứ tự nhiên thông qua các dấu hiệu: hóa biểu có hai dấu thăng là Pha thăng và Đô thăng. Âm mở đầu và âm kết bài là âm Si.

- Ca khúc Cuộc đời vẫn đẹp sao:

+ Ca khúc có tính chất âm nhạc mạnh mẽ, vui vẻ.

+ Dấu hoá được đặt ở vị trí nốt pha. Âm kết thúc của đoạn trích là âm Mi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

*Hướng dẫn về nhà:

- HS ôn lại kiến thức về khái niệm xác định giọng, phương pháp xác định giọng cho ca khúc, bản nhạc.

- HS vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học, tự xác định giọng cho một ca khúc, bản nhạc Việt Nam, nước ngoài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Nếu đã tin tưởng, thầy cô chọn phương án này. Phí giáo án rẻ hơn và cũng đỡ rích rắc

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức cả năm, Giáo án word chuyên đề âm nhạc 10 KNTT, Giáo án chuyên đề âm nhạc 10 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC