Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Bộ giáo án chuyên đề hóa học 11 chân trời sáng tạo. Đây là giáo án sách lớp 11 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án chuyên đề hóa học 11 chân trời sáng tạo là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hóa học 11 mới năm 2023 chân trời sáng tạo

Đầy đủ Giáo án hóa học THPT chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào các loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, vùng đất khác nhau.

-       Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị trường Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phân bón

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được khái niệm phân bón

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề về sử dụng phân bón

Năng lực hóa học:

-       Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất  

-       Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào các loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, vùng đất khác nhau

-       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị trường Việt Nam

3. Phẩm chất

-       Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

-       Hình thành thói quen tư duy, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống

-       Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       SCĐ, SGV.

-       Tranh ảnh liên quan đến bài học.

2. Đối với học sinh

-       SCĐ, vở ghi.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Hàng ngàn năm trước, con người đã biết sử dụng hợp chất hữu cơ làm nguồn phân bón cho cây trồng, nhưng ngành phân bón thế giới chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển từ cách đây hơn hai thế kỉ, gắn liền với những phát minh hình thành nên ngành công nghiệp hóa chất ngày nay. Phân bón có vai trò như thế nào trong nông nghiệp?

Một thử nghiệm về phân bón và sự sinh trưởng của cây trồng ở Nam Mỹ năm 1942

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Vai trò của phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của người nông dân bằng câu ca dao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Những vai trò này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vàoBài 1: Giới thiệu chung về phân bón.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu chung về phân bón

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm, phân loại và vai trò của phân bón

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, quan sát Hình 1.1, trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 6

c. Sản phẩm học tập: HS ghi vở khái niệm, phân loại và vai trò của phân bón, câu trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 6

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.1 trong SCĐ, thảo luận về các nội dung sau:

+ Phân bón là gì?

+ Phân bón gồm mấy loại?

+ Phân bón có chức năng gì đối với cây trồng?

- GV tổ chức HS thảo luận trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 6:

 Quan sát Hình 1.1, em hãy kể tên một số nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu khái niệm, phân loại và vai trò của phân bón, quan sát Hình 1.1 và trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 6

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 6

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết khái niệm, phân loại và vai trò của phân bón.

I. Giới thiệu chung về phân bón

- Phân bón là những hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

- Phân bón gồm 2 loại:

 + Phân bón vô cơ

 + Phân bón hữu cơ

 - Vai trò phân bón: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và có tác dụng cải tạo đất.

Trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 6:

 Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng: N, P, K, S, Ca, Mg, Si, B, Co, Mn, Fe, Zn, Cu, Mo, Ni, Se, Na,...

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị trường Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số loại phân bón thông dụng ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, quan sát Hình 1.2, thảo luận và trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 7

c. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở một số loại phân bón thông dụng ở Việt Nam, câu trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 7

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.2 và trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 7:

 Thông tin nào được ghi trên bao bì của các loại phân bón? Hãy cho biết ý nghĩa số liệu về hàm lượng chất dinh dưỡng của các loại phân bón có trong hình 1.2

- GV giới thiệu thêm cho HS về hai phương pháp bón phân chính:

 + Bón lót: bón vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ

 + Bón thúc: bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm về một số loại phân bón thông dụng ở Việt Nam, đọc SCĐ và trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 7

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 7

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về một số phân bón thông dụng ở Việt Nam.

II. Một số loại phân bón

Trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 7:

- Trên bao bì các loại phân bón thường ghi hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu trong phân bón.

- Ý nghĩa hàm lượng chất dinh dưỡng của các loại phân bón có trong Hình 1.2:

%N = 46%

%N = 21%; %S = 24%

%K2O = 61% ( 1%)

%N = 18%; %P2O5 = 46%; %K2O = 0%

%N : %P2O5 : %K2O = 7 : 20 : 30

%N = 30%; %P2O5 = 10%; %K2O = 10% và một số nguyên tố vi lượng

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Thông tin nào được ghi trên bao bì của loại phân bón dưới đây?

A. %N = 64%

B. %S = 46%

C. %N = 46%

D. %S = 64%

Câu 2. Thông tin nào được ghi trên bao bì của loại phân bón dưới đây?

A. %N = 16%; %P2O5 = 16%; %K2O = 16%

B. %N = 16%; %P2O5 = 16%; %K2O = 16% và một số nguyên tố vi lượng

C. %N = 16%; %P2O5 = 16%; 16% một số nguyên tố vi lượng

D. %N = 16% và một số nguyên tố vi lượng

Câu 3. Phân bón gồm mấy loại?

A. 1 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 2 loại

Câu 4. Nguyên tố vi lượng gồm mấy dưỡng chất chính?

A. 3

B. 4

C. 6

D. 5

Câu 5. Trên bao bì phân DAP có ghi 18 – 46 – 0 được hiểu là

A. %N = 18%; %P2O5 = 46% và %K2O = 0%

B. %N = 0%; %K2O = 46%; %P2O5 = 18%

C. %N = 46%; %P2O5 = 0%; %K2O = 18%

D. %N = 18%; %P2O5 = 0%; %K2O = 46%

Câu 6. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng?

A. Kali

B. Platinum

C. Nitrogen

D. Phosphorus

Câu 7. Một loại phân NPK chứa 12%N, 12% P2O5, 5% K2O và một số nguyên tố vi lượng. Kí hiệu hàm lượng dinh dưỡng trên bao bì của loại phân này được viết là

A. NPK (12-12-5)

B. DAP (12-12-5)

C. NPK (12-12-5+TE)

D. DAP (12-12-5+TE)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.  

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chuẩn kiến thức:

 + Phân bón có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và có tác dụng cải tạo đất

 + Trên bao bì các loại phân bón thường ghi hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu trong phân bón, được tính theo đạm (%N), lân (%P2O5).

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. C

2. B

3. D

4. C

5. A

6. B

7. C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời bài tập vận dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các bài tập vận dụng.

c. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Giải thích vì sao khi bón phân cần bón đúng loại phân, đúng thời điểm và đúng phương pháp.

Bài 2. Hãy nêu thành phần dinh dưỡng có trong các loại phân bón sau

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án chuyên đề hóa học 11, giáo án chuyên đề hóa học 11 chân trời sáng tạo, giáo án chuyên đề lớp 11 chân trời sáng tạo, giáo án chuyên đề môn hóa học 11 chân trời sáng tạo

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI