Giải câu 5 bài 2: Giới hạn của hàm số

Câu 5: trang 133 sgk toán Đại số và giải tích 11

Cho hàm số \(f(x) = \frac{x+2}{x^{2}-9}\) có đồ thị như trên hình 53.

a) Quan sát đồ thị và nêu nhận xét về giá trị hàm số đã cho khi \(x → -∞\), \(x → 3^-\) và \(x → -3^+\)

b) Kiểm tra các nhận xét trên bằng cách tính các giới hạn sau:

\(\underset{x\rightarrow -\infty }{\lim} f(x)\) với \(f(x)\) được xét trên khoảng \((-\infty; -3)\),

\(\underset{x\rightarrow 3^{-}}{\lim} f(x)\) với \(f(x)\) được xét trên khoảng \((-3,3)\),

\(\underset{x\rightarrow -3^{+}}{lim} f(x)\) với \(f(x)\) được xét trên khoảng \((-3; 3)\).


a) Quan sát đồ thị ta thấy \(x → -∞\) thì \(f(x) → 0\)

Khi \(x → 3^-\) thì \(f(x) → -∞\);

Khi \(x → -3^+\) thì \(f(x)  → +∞\).

b) \(\underset{x\rightarrow -\infty }{lim} f(x) = \underset{x\rightarrow -\infty }{lim} \frac{x+2}{x^{2}-9}=\underset{x\rightarrow -\infty }{lim} \frac{\frac{1}{x}+\frac{2}{x^{2}}}{1-\frac{9}{x^{2}}} = 0\).

Vì  \(\underset{x\rightarrow 3^{-}}{lim} \frac{x+2}{x+3}=\frac{3+2}{3+3}=\frac{5}{6} > 0\) và \(\underset{x\rightarrow 3^{-}}{\lim} \frac{1}{x-3} = -∞\).

\(\Rightarrow \underset{x\rightarrow 3^{-}}{lim} f(x) = \underset{x\rightarrow 3^{-}}{lim} \frac{x+2}{x^{2}-9} =  \underset{x\rightarrow 3^{-}}{lim} \frac{x+2}{x+3}.\frac{1}{x-3} = -∞ \)

Vì  \(\underset{x\rightarrow -3^{+}}{lim} \frac{x+2}{x-3}=\frac{-3+2}{-3-3}= \frac{-1}{-6} = \frac{1}{6} > 0\) và \(\underset{x\rightarrow -3^{+}}{lim} \frac{1}{x+3} = +∞\).

\(\Rightarrow \underset{x\rightarrow -3^{+}}{lim} f(x) =\underset{x\rightarrow -3^{+}}{lim} \frac{x+2}{x^{2}-9} = \underset{x\rightarrow -3^{+}}{lim} \frac{x+2}{x-3} . \frac{1}{x+3} = +∞\) 


Trắc nghiệm đại số và giải tích 11 bài 2: Giới hạn của hàm số (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải câu 5 trang 133 sgk toán đại số và giải tích 11, giải bài tập 5 trang 133 toán đại số và giải tích 11, toán đại số và giải tích 11 câu 5 trang 133, câu 5 bài 2 giới hạn của hàm số sgk toán đại số và giải tích 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác