Giải bài 2: Giới hạn của hàm số
Bài 1 chúng ta đã được tìm hiểu về giới hạn của dãy số. Vậy còn giới hạn của hàm số là gì? Để giải đáp câu hỏi này, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 2: Giới hạn của hàm số. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
Ôn tập lý thuyết
Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. Tóm tắt lý thuyết
I. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm
1. Định nghĩa
ĐỊNH NGHĨA 1
Cho khoảng K chứa điểm $x_{0}$và hàm số $y=f(x)$xác định trên K hoặc K \ {\(x_{0}\)}
Ta nói hàm số \(y=f(x)\)có giới hạn là số L khi x dần tới \(x_{0}\)nếu với dãy số \((x_{n})\)bất kì,
\(x_{n}\in \)K \ {\(x_{0}\)}; \(x_{n}\rightarrow x_{0}\)
ta có \(f(x_{n})\rightarrow L\)
Kí hiệu: \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }f(x) = L\)hay \(f(x)\rightarrow L\)khi \(x\rightarrow x_{0}\)
2. Định lí về giới hạn hữu hạn
ĐỊNH LÍ 1
a. Giả sử \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }f(x) = L\)và \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }g(x) = M\)
Khi đó:
- \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }[f(x)+g(x)] = L+M\)
- \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }[f(x)-g(x)] = L-M\)
- \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }[f(x).g(x)] = L.M\)
- \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }\frac{f(x)}{g(x)} = \frac{L}{M}\)(nếu \(M\neq 0\))
b. Nếu \(f(x)\geq 0\)và \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }f(x) = L\)thì:
\(L\geq 0\)và \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }\sqrt{f(x)} = \sqrt{L}\)
(Dấu của \(f(x)\)được xét trên khoảng đang tìm giới hạn, với \(x\neq x_{0}\))
3. Giới hạn một bên
ĐỊNH NGHĨA 2
- Cho hàm số \(y=f(x)\)xác định trên khoảng \((x_{0}; b)\)
Số L được gọi là giới hạn bên phải của hàm số \(y=f(x)\)khi \(x\rightarrow x_{0}\)nếu với dãy số \((x_{n})\)bất kì, \(x_{0}<x_{n}<b\)và \(x_{n}\rightarrow x_{0}\)
ta có \(f(x_{n})\rightarrow L\)
Kí hiệu: \(\underset{x\rightarrow x_{0}^{+}}{lim }f(x) = L\)
- Cho hàm số \(y=f(x)\)xác định trên khoảng \((a; x_{0})\)
Số L được gọi là giới hạn bên trái của hàm số \(y=f(x)\)khi \(x\rightarrow x_{0}\)nếu với dãy số \((x_{n})\)bất kì, \(a<x_{n}<x_{0}\)và \(x_{n}\rightarrow x_{0}\)
ta có \(f(x_{n})\rightarrow L\)
Kí hiệu: \(\underset{x\rightarrow x_{0}^{-}}{lim }f(x) = L\)
ĐỊNH LÍ 2
\(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }f(x) = L\)khi và chỉ khi \(\underset{x\rightarrow x_{0}^{-}}{lim }f(x) = \underset{x\rightarrow x_{0}^{+}}{lim }f(x) = L\)
II. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực
ĐỊNH NGHĨA 3
a. Cho hàm số \(y=f(x)\)xác định trên khoảng \((a; +\infty )\)
Ta nói hàm số \(y=f(x)\)có giới hạn là số L khi \(x\rightarrow +\infty \)nếu với dãy số \((x_{n})\)bất kì, \(x_{n}>a; x_{n}\rightarrow +\infty\)
ta có \(f(x_{n})\rightarrow L\)
Kí hiệu: \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim }f(x) = L\)hay \(f(x)\rightarrow L\)khi \(x\rightarrow +\infty \)
b. Cho hàm số \(y=f(x)\)xác định trên khoảng \((-\infty ;a)\)
Ta nói hàm số \(y=f(x)\)có giới hạn là số L khi \(x\rightarrow -\infty \)nếu với dãy số \((x_{n})\)bất kì, \(x_{n}<a; x_{n}\rightarrow -\infty\)
ta có \(f(x_{n})\rightarrow L\)
Kí hiệu: \(\underset{x\rightarrow -\infty }{lim }f(x) = L\)hay \(f(x)\rightarrow L\)khi \(x\rightarrow -\infty \)
CHÚ Ý
a. Với c, k là các hằng số và k là nguyên dương, ta luôn có:
- \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim }c = c\)
- \(\underset{x\rightarrow -\infty }{lim }c = c\)
- \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim }\frac{c}{x^{k}} = 0\)
- \(\underset{x\rightarrow -\infty }{lim }\frac{c}{x^{k}} = 0\)
b. Định lí 1 về giới hạn của hàm số khi \(x\rightarrow x_{0}\)vẫn còn đúng khi \(x\rightarrow +\infty \)hoặc \(x\rightarrow -\infty\)
III. Giới hạn vô cực của hàm số
1. Giới hạn vô cực
ĐỊNH NGHĨA 4
Cho hàm số \(y=f(x)\)xác định trên khoảng \((a; +\infty )\)
Ta nói hàm số \(y=f(x)\)có giới hạn là \(-\infty \)khi \(x\rightarrow +\infty \)nếu với dãy số \((x_{n})\)bất kì, \(x_{n}>a\)và \(x_{n}\rightarrow +\infty \)ta có \(f(x_{n})\rightarrow -\infty\)
Kí hiệu: \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim }f(x) = -\infty \)hay \(f(x)\rightarrow -\infty \)khi \(x\rightarrow +\infty \)
NHẬN XÉT: \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim }f(x) = +\infty \Leftrightarrow \underset{x\rightarrow +\infty }{lim }(-f(x)) = -\infty \)
2. Một vài giới hạn đặc biệt
- \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim }x^{k} = +\infty \)với k nguyên dương.
- \(\underset{x\rightarrow -\infty }{lim }x^{k} = -\infty \)nếu k là số lẻ
- \(\underset{x\rightarrow -\infty }{lim }x^{k} = +\infty \)nếu k là số chẵn
3. Một vài quy tắc về giới hạn vô cực
Nếu \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }f(x) = L\neq 0\)và \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }g(x) = +\infty \)(hoặc \(-\infty \))thì \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }f(x)g(x)\)được tính theo quy tắc cho trong bảng sau:
a. Quy tắc tìm giới hạn của tích $f(x).g(x)$
\(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }f(x)\) | \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }g(x)\) | \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }f(x)g(x)\) |
\(L>0\) | \(+\infty\) | \(+\infty\) |
\(-\infty\) | \(-\infty\) | |
\(L<0\) | \(+\infty\) | \(-\infty\) |
\(-\infty\) | \(+\infty\) |
b. Quy tắc tìm giới hạn của thương $\frac{f(x)}{g(x)}$
\(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }f(x)\) | \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }g(x)\) | Dấu của \(g(x)\) | \(\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim }\frac{f(x)}{g(x)}\) |
\(L\) | \(\pm \infty\) | Tùy ý | 0 |
\(L>0\) | 0 | + | \(+\infty\) |
- | \(-\infty\) | ||
\(L<0\) | + | \(-\infty\) | |
- | \(+\infty\) |
(Dấu của \(g(x)\)xét trên một khoảng K nào đó đang tính giới hạn, với \(x\neq x_{0}\)
CHÚ Ý: Các quy tắc trên vẫn đúng cho các trường hợp \(x\rightarrow x_{0}^{+}, x\rightarrow x_{0}^{-}, x\rightarrow +\infty ; x\rightarrow -\infty \)
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận