Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Cau - ngọn xanh rờn Mẹ - đầu bạc trắng (2) Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ t

Câu hỏi 5. Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau - ngọn xanh rờn

Mẹ - đầu bạc trắng

(2) Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

a. Hai đoạn thơ đều có sự xuất hiện của hình ảnh sóng đôi. Đó là những hình ảnh nào? Chúng có tác dụng gì?

b. Biện pháp tu từ nào xuất hiện ở cả hai đoạn thơ. Nêu tác dụng của biện pháp này.

c. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua hai đoạn thơ.


a. Hai đoạn thơ đều có sự xuất hiện của hình ảnh sóng đôi: hình ảnh miếng cau khô và hình ảnh những quả bí và bầu. 

Đoạn 1: Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ qua hình ảnh cau để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hình ảnh người mẹ tuổi già sức khỏe được ví hình ảnh cây cau tràn đầy sức sống cho thấy sự vất vả, hi sinh suốt một đời người không thể đối kháng được với thời gian, sinh lão bệnh tử.

Đoạn 2: Nghệ thuật tương phản: "lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên" đối nghịch với "còn những bí và bầu thì lớn xuống". Những người con dưới bàn tay chăm sóc của người mẹ thì dần lớn lên và trưởng thành, cùng với đó là những quả bầu bí nhờ mẹ chăm sóc mà cũng lớn dần trĩu nặng xuống.

b.

Biện pháp tu từ ẩn dụ: cau - mẹ, những quả bí và bầu - con. 

Tác dụng: làm cho hình ảnh trở nên gần gũi với con người, nhấn mạnh những nỗi khó khăn, vất vả của người mẹ và tình yêu thương bao la, vô bờ bến của người mẹ dành cho đàn con của mình. 

c. 

Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một trong số những bài thơ hay viết về mẹ. Trong bài thơ, tác giả đã chọn hình ảnh cây cau, trái cau xuất hiện song hành cùng mẹ. Đây là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm. Cây cau muôn đời thẳng, lưng mẹ mỗi ngày còng; lá cau mãi vẫn xanh, tóc mẹ gần với đất; trái câu xưa bổ bốn, nay bổ tám ngại to. Duy nhất một c nét tương đồng giữa mẹ và cau thì gợi lên bao xót xa: Cau khô – khô như mẹ. Vậy là thời gian đã lấy đi tuổi xanh, rút cạn sức lực của mẹ, khiến con đau lòng mà tự vấn trời xanh. Nhưng câu hỏi đâu có lời hồi đáp… Sinh, lão. bệnh, tử là quy luật muôn đời của loài người. Như vậy, bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa.


Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 7 Thực hành đọc hiểu Mẹ và quả [P2]

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác