Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi phía dưới....
10. Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi ở phía dưới:
Đoạn 1:
" Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên, thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre thuộc bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre, một số loài của nhóm này rất lớn và được coi là ớn nhất trong bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loài thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Tre nhỏ thì cao khoảng 2 -3 met, còn có những cây già cao tới 5met. Lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt.
(Trích Tre, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Đoạn 2:
" Lá tre, nước trẻ, tinh tre, mỗi loại đều có tính năng riêng nhưng thông thường, lá tre được sử dụng phổ biến hơn cả. Trong một bài thuốc chữa cảm dân gian, cái hương vị ngọt ngọt, man mát của tre la một hương vị không thể thiếu trong các nồi xông. Nó đã góp phần làm cho người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng, sảng khoái hơn. Ở đâu, tre cũng xanh tươi cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu. Tre đã trở thành biểu tượng để nói về con người Việt Nam với khí phách hiên ngang và cho dù ở bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua.
Trong những câu ca dao, tục ngữ, người dân Việt Nam hay lấy hình tượng tre để nói về sự kế tục giữa các thế hệ: tre già măng mọc. Các em như những lớp măng non luôn vươn lên trong sự bao bọc, dẫn dắt của thế hệ đi trước. Rồi đây, các em sẽ lớn lên, vươn cao hơn, sẽ trở thành những người xông dân có ích để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn..."
(Trích Cây tre Việt Nam, ThéP Mới)
a. Đoạn nào là văn biểu cảm? Vì sao?
b. Nội dung biểu cảm của đoạn văn đó là gì?
a.
Đoạn 1 không phải là văn biểu cảm vì chỉ miêu tả đặc điểm của cây tre.
Đoạn 2: là văn biểu cảm vì
- Nhà văn bộc lộ tình cảm của mình đối với cây tre.
- Tác giả miêu tả nét đẹp của cây trẻ để gợi vẻ đẹp của người dân Việt Nam.
b. Nội dung biểu cảm của đoạn văn là: Tình cảm của nhà văn với cây tre cũng như đối với quê hương đất nước; những tình cảm tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn như yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, lấy hình tượng cây tre để nói về con người Việt Nam; ví thế hệ trẻ như lớp măng non,...
Bình luận