Soạn phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, Chương trình...

Giải bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Chương trình địa phương, tìm hiểu chung về văn nghị luận - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 2 trang 9. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Dựa vào hiểu biết về từ Hán Việt của em, hãy ghép đôi các yếu tố Hán Việt (hàng trên) và ý nghĩa tương ứng (hàng dưới) cho phù hợp:

2. Đọc phần Chú thích (SGK, Ngữ Văn 7, tập hai, trang 3) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Điền thông tin về tục ngữ còn thiếu vào bảng sau.

b. Vận dụng thông tin từ hoạt động 1a, cho biết câu nào trong các câu dưới đây là tục ngữ?

Câu 1: Thân em như hạt mưa sa.

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Câu 2: Mưa to gió lớn.

Câu 3: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

3. Đọc văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (trang 3), phân loại 8 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trong văn bản thành hai nhóm và đặt tên nhóm theo nội dung.

4. Làm việc theo nhóm để thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập sau (mỗi câu tục ngữ là một phiếu).

5. Chỉ ra đặc điểm hình thức nghệ thuật của các câu tục ngữ theo gợi ý sau:

a. Tìm tiếng hiệp vần với các tiếng sau:

Câu 1: năm -......, mười -...............; Câu 2: nắng -..............; Câu 3: gà - ................; câu 4: bò - ..............; câu 6: trì-............; câu 8: thì - ............

b. Nhận xét về số lượng tiếng của các vế trong các câu 1,2,3,4,5,6,7,8.

c. Nêu tác dụng của cách gieo vần và cách tổ chức về câu như hoạt động 5a, 5b.

6. Tác giả dân gian đánh giá về giá trị của đất như sau:"Tấc đất tấc vàng"

a. Em có đồng ý với cách đánh giá hay không? Hãy giải thích của em bằng ba lí lẽ.

b. Kể tên những tác phẩm văn học mà em đã học  hoặc đã đọc có nội dung đề cao vai trò của đất.

c. Hoàn thiện bẳng sau để làm rõ những hoạt động tích cực và tiêu cực với tài nguyên đất.

7. Một bạn học sinh đã đọc câu 6 trong văn bản đã nhận xét:" Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền đánh giá về nguồn lợi kinh tế do các nghề mang lại hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh". Em hãy thảo luận với bạn về nhận định đó.

8. Làm việc theo nhóm để tìm hiểu về: Trường hợp nào sử dụng phương thức nghị luận bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

a. Có thể sử dụng phương thức nghị luận khi nêu ý kiến của em để trả lời trong hoạt động 6a, hoạt động 7 trên không? Vì sao?

b. Đề văn nào dưới đây, buộc người viết phải sử dụng phương thức nghị luận.

Đề 1: Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ He-len-ke - lơ: " Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày."

Đề 2: giải thích và chứng minh nhận xét: Tục ngữ là "túi khôn" của nhân dân.

Đề 3: Nêu cảm nghĩ của em về diễn văn nhậm chức của tổng thống.

Đề 4: Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học.

Đề 5: Em hãy đóng vai Lang Liêu và kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời của mình.

Đề 6: Suy nghĩ của em về sở thích "chụp ảnh tự sướng" rồi khoe lên mạng xã hội hiện nay của một số người.

c. Kể ra ba trường hợp em đã gặp trong đời sống mà người tham gia giao tiếp phải sử dụng phương thức nghị luận.

9. Hãy xác định văn bản nào dưới đây là văn bản nghị luận? Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận trong văn bản đó.

a. 2/10/1971

Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá (...). Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình... Mình đã khóc , nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài quốc ca rung bầu không khí trong lành trên Trường tổng hợp.Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài quốc ca của ta, của ta!

(Trích Mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)

b. Thú đọc sách thời nào cũng được coi là một trong những cái thú tao nhã của đời sống văn minh; những người ít được đọc sách vẫn thường kính trọng và thèm cái thú đó. Điều đó dễ hiểu, một người không có thói quen đọc sách bị giam hãm trong một thế giới chật hẹp về không gian và thời gian; suốt đời quanh quẩn trong cái vòng thường lệ, chỉ tiế xúc, truyện trò với vài người quen, chỉ trông thấy những việc xảy ra ở xung quanh, không thoát ra khỏi cái ngục đó. Nhưng cầm một cuốn sách trên tay là tức thì người đó được sống một thế giới khác hẳn; nếu cuốn đó là một cuốn hay thì  người đó được một người giỏi đàm thoại kể chuyện cho nghe, dẫn dắt vào một thế giới khác, một thời đại khác.

(Trích Sống đẹp)

c. Truyện kể rằng: Vào một buổi học nọ, có một thầy giáo mang đến lớp một bao tải khoai tây lớn. Thầy bảo các học sinh nếu cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó vào một của khoai tây và cho vào túi nhựa. Nhiều học sinh thích thú, viết tên những người đáng ghét rồi cho vào túi.

Chỉ một lát, túi nào cũng đầy căng. Sau đó, thầy yêu cầu học sinh mang theo túi khoai tây bên mình bất cứ lcus nào, bất cứ nơi đâu trong một tuần lễ: đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.... Vì bạn xứng đáng có một cuộc sống nhẹ nhàng, vui vẻ hạn phúc, bạn hãy quên đi oán ghét, muộn phiền và tiếp tục bước đi trong cuộc sống.

(Theo Inspirational stories)

10. Gạch chân dưới đáp án đúng trong cặp đáp án để điển vào ô trống

a. Các mốc thời gian: tháng năm, tháng mười (câu 1), tháng bảy (câu 4) được tính theo (âm lịch/ dương lịch).

b. Cách lập luận trong các câu 2,3,4 là cách lập luận (so sánh/ nhân - quả)

c. Cách hiệp vần trong các câu 2,3,4, 8 là kiểu (vần chân/ vần lưng)

d. Cấu trúc các vế trong các câu 1,2,4,5,6,7,8, là cấu trúc (lồng ghép/ đối xứng)

11. Em thực hiện hai nhiệm vụ sau để làm dự án: Em làm nhà khoa học:

a. Nhiệm vụ 1: Những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất được nhân dân ta rút ra chủ yếu thông qua quan sát thực tiễn. Em hãy viết đoạn văn 5 -7 câu lí giải hiện tượng tự nhiên hoặc kinh nghiệm sản xuất trong một câu tục ngữ mà em thích nhất.

b. Nhiệm vụ 2: Tìm kiếm những bài báo, đoạn phim về các hiện tượng khoa học  được nêu ra trong các câu tục ngữ. Chia sẻ thông tin với các bạn trong lớp.

12. Chọn một nhóm tục ngữ theo chủ đề mà em thích , sưu tầm và lập danh mục tục ngữ theo chữ cái đầu với trật tự A-B-C.

Từ khóa tìm kiếm: phát triển năng lực ngữ văn 7, tập hai, bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Chương trình địa phương, tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bình luận

Giải bài tập những môn khác