Giải phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 7: Sau phút chia ly, Bánh trôi nước,...

Giải bài 7: Sau phút chia li, Bánh trôi nước; Quan hệ từ, Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 1 trang 46. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Chia sẻ thông tin thú vị về tác giả mà em biết về tác giả Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương.

2. Tìm thông tin về thể thơ song thất lục lúc bát ở phần Chú thích (SGK, Ngữ văn 7, tập một, trang 92) và điền vào bảng dưới đây:

3. Cùng trao đổi với bạn về cách làm bánh trôi nước và thực hiện các yêu cầu dưới đây

a. Chọn từ ngữ chỉ các bước làm bánh trôi rồi điền vào dưới mỗi ảnh sao cho phù hợp.

b. Điền số thứ tự vào ô trống theo trình tự các bước làm bánh trôi.

4. Đọc văn bản Sau phút chia ly (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 91) và thực hiện yêu cầu: Nhận xét về số lượng tiếng và cách hiệp vần giữa các câu thơ, thanh của vần rồi điền vào bảng sau:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?...

5. Theo em, đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?

6. Làm việc theo nhóm để tìm các biện pháp nghệ thuật, các yếu tố nghệ thuật có giá trị biểu đạt tâm trạng của người trinh phụ trong khổ thơ đầu của đoạn trích Sau phút chia li và điền vào sơ đồ dưới đây. Sau đó, cử đại diện trình bày, các nhóm theo dõi và góp ý cho nhau.

7. Khổ thơ thứ hai của đoạn trích Sau phút chia li sử dụng phep lặp và đối. Em hãy tìm và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt tâm trnjg của người chinh phụ, sau đó hoàn thiện sơ đồ sau:

8. Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ thơ sau?

Cùng trông lại mà cùng  chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắn một màu

Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai?

9. Nhà thơ đã dùng lời của ai để diễn tả  nỗi sầu muộn của người chinh phụ? Tại sao? Khi diễn tả nỗi sầu này nhà thơ muốn nói lên điều gì?

10. Đọc văn bản Bánh trôi nước (SGK, Ngữ văn 7, tập một, trag 94) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm các từ miêu tả đặc điểm của bánh trôi nước và điền vào chỗ trống trong bảng sau

b. Theo em, nhà thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để hình ảnh chiếc bánh trôi gợi liên tưởng tới hình tượng người phụ nữ xưa?

c. Từ các từ ngữ miêu tả chiếc bánh trôi nước, em hãy khái quát thành các vẻ đẹp tâm hồn và thân phận của người phụ nữ rồi điền vào bảng sau.

11. 

a. Điền vào chỗ trống để có cách hiểu về quan hệ từ: Quan hệ từ dùng để.......................... như sở hữu, so sánh, nhân quả,..........giữa .............. trong đoạn văn.

b. Đặt câu có sử dụng các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ:

- Điều kiện - kết quả: (Nếu...thì; hễ.....thì)

- Nguyên nhân - kết quả (Vì ....nên; do.....nên; nhờ ........mà)

- Tăng tiến: (không những............mà còn; không chỉ ........mà còn)

- Tương phản: (tuy ..........nhưng; mặc dù..........nhưng)

12. Trao đổi với bạn và viết một đoạn văn có sử dụng  một trong các quan hệ từ: của, bằng, và, với.

13. Cho đề văn: Nêu cảm nghĩ của em về một dòng sông hoặc núi, cánh đồng,...

a. Lập dàn ý cho đề văn trên

b. Viết mở bài cho đề văn trên.

14. Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản Sau phút chia ly, Bánh trôi nước.

15. Tìm đọc trên Internet một số bài thơ của Hồ Xuân Hương như Mời trầu, Tự tình,.... và chép ra vở. Nội dung những bài đó có gì gioongd với hai văn bản đã học?

16. Nội dung chuẩn bị cho bài 8:

Đọc và tìm hiểu thông tin trên Internet, sách bào,... về Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến

Từ khóa tìm kiếm: phát triển năng lực ngữ văn 7 tập 1, bài 7 sau phút chia li, bánh trôi nước, quan hệ từ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác