Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10 kết nối bài 2 Tri thức lịch sử và cuộc sống (đề trắc nghiệm + tự luận)

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử?

  • A. vì lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
  • B.  tri thức lịch sử giúp con người tìm hiểu về tương lai.
  • C. tri thức lịch sử là yếu tố cốt lõi tạo để tiên đoán tương lai.
  • C. B và C đúng.

Câu 2: Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc và thế giới giúp ta

  • A. học giỏi.
  • B. hội nhập thành công.
  • C. chỉ hiểu về quốc gia mình.
  • D. hiểu hơn về phim lịch sử.

Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

  • A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
  • B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
  • C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẳn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
  • D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Câu 4: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp lịch sử ở đâu?

  • A. Ở khu di tích lịch sử, bảo tàng, nhân vật lịch sử.
  • B. Ở khắp mọi nơi, trên mỗi nếp nhà, nẻo đường, con phố, bản làng, quảng trường,…
  • C. Trong sách vở, công trình nghiên cứu khoa học lịch sử.
  • D. Lịch sử không xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Tri thức lịch sử có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?

Câu 2: Tri thức lịch sử có vai trò gì đối với cá nhân và xã hội?


I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

A

B

II. Tự luận:

Câu 1:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

Câu 2:

- Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững


Bình luận

Giải bài tập những môn khác