Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối bài 3 Sử học với các lĩnh vực khoa học (đề trắc nghiệm)
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?:
- A. Bảo quản, tu bổ
- B. Bảo vệ, bảo quản
- C. Tu bổ, phục hồi
- D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi
Câu 2: Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực gì?:
- A. Sản xuất và phân phối hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
- B. Khai thác, quảng cáo những sản phẩm lịch sử văn hóa.
- C. Quảng cáo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua công nghệ.
- D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 3: Sử học có vai trò với ngành công nghiệp văn hóa như thế nào?:
- A. Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng sáng tạo cho các ngành công nghiệp văn hóa.
- B. Sử học giúp phục dựng lại di sản văn hóa.
- C. Sử học cung cấp những tư liệu khảo cổ học để phục dựng các công trình kiến trúc.
- D. Sử học cung cấp những thành tựu nghiên cứu về lịch sử- văn hóa cho ngành công nghiệp văn hóa.
Câu 4: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động:
- A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
- B. phát triển và lan toả các giá trị di sản.
- C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.
- D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.
Câu 5: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần:
- A. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
- B. Bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm.
- C. Phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
- D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 6: Nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì các di sản
- A. Không đảm bảo được tính nguyên trạng, không đảm bảo được yếu tố gốc cấu thành nên di sản.
- B. Không đảm bảo được tính xác thức, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật của di sản.
- C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 7: Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
- A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
- B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
- C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
- D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 8: Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp văn hoá đối với sử học, cũng như việc quảng bá tri thức, truyền thống lịch sử - văn hoá?:
- A. Thông qua công nghiệp văn hoá, những giá trị về lịch sử - văn hoá truyền thống của dân tộc được quảng bá, lan toả dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.
- B. Công nghiệp văn hoá góp phần củng cố, bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hoá.
- C. Công nghiệp văn hoá giúp cho những thành tựu nghiên cứu của sử học gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.
- D. Công nghiệp văn hoá đóng góp nguồn lực vật chất lớn nhất để tái đầu tư nghiên cứu lịch sử cũng như bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử - văn hoá.
Câu 9: Đâu là di sản văn hóa thiên nhiên?
- A. Phố cổ Hội An
- B. Vinh Hạ Long
- C. Thành nhà Hồ
- D. Thánh địa Mỹ Sơn
Câu 10: Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An cho thấy: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?
- A. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,...
- B. Văn học, Triết học, Tâm lí học.
- C. Toán học, Hoá học, Vật lí.
- D. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | A | A | C | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | B | D | B | A |
Bình luận