Cho các câu tục ngữ sau: - Bán anh em xa mua láng giếng gần. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. a. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu tục ngữ trên? b. Tìm ra điểm chung trong đặc điểm hình thức của các câu tục n

Câu hỏi 4. Cho các câu tục ngữ sau:

- Bán anh em xa mua láng giếng gần.

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

a. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu tục ngữ trên?

b. Tìm ra điểm chung trong đặc điểm hình thức của các câu tục ngữ trên.

c. Hãy cho biết ý nghĩa của các tục ngữ trên.

d. Viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của một trong ba câu tục ngữ trên.


a. 

- Nghệ thuật đối: "xa" - "gần" ; "mua" - "bán"

- Nghệ thuật so sánh : tốt gỗ "hơn" tốt nước sơn

- Điệp từ: "trông"

b. Đặc điểm

- Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

- Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

c. 

- Giải thích câu tục ngữ "Bán anh em xa mua láng giếng gần": 

+ Câu tục ngữ dường như nhắc đến chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Mà ý nghĩa của nó nhằm khuyên răn mỗi người ăn về cách đối nhân xử thế. Ở vế câu “Bán anh em xa” có thể hiểu là anh em dù là máu mủ nhưng ở nếu xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới giúp đỡ được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ, bởi vậy mà mới phải “mua láng giềng gần”.

+ Trong cuộc sống, con người ở bất cứ đâu cũng cần phải có được một sự gắn kết cộng đồng để có thể chia sẻ cũng như giúp đỡ nhau. Có ai đó đã từng nói rằng “Còn gì đẹp trên đời hơn thế/Người với người sống để yêu nhau”. Khi chúng ta đi xa, đến một nơi không có người thân quen chắc chắn rằng sẽ thấy rất vất vả, lạ lẫm và cả sự cô đơn. Cho nên việc “mua láng giềng gần” như một cách giúp cho chính bạn thích nghi được với cuộc sống nơi phương xa đó. Những người hàng xóm có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau. Tình hàng xóm đôi khi thật gắn bó.

+ Qua câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.

- Giải thích câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn": 

+ Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ngắn gọn nhưng để lại bài học sâu sắc. Xét về lớp nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là lớp sơn được phủ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm thẩm mỹ. Khi lựa chọn một sản phẩm làm từ gỗ, chúng ta cần chú trọng đến chất lượng của gỗ hơn là hình thức của sản phẩm. Còn xét về nghĩa bóng, “gỗ” muốn nói tới phẩm chất, nhân cách của con người; “nước sơn” ý chỉ hình thức của con người. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy.

+ Từ đó, chúng ta có thể hiểu rộng ra lời khuyên từ câu tục ngữ là nên coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua hình thức bên ngoài. Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, chúng ta cần tích cực rèn luyện để ngày càng hoàn thiện bản thân.

- Giải thích câu tục ngữ "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng": 

+ “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi.
+ “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi.

+ Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắn nhủ những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc về phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

d. 

Những bài học của người trước thường gửi gắm những đạo lý sâu sắc mà thật thâm thúy trong kho tàng văn học dân gian. Đặc biệt là trong những câu tụ ngữ, mỗi câu tục ngữ là một bài răn dạy khuyên nhủ con con người hướng thiện, cách đối nhân xử thế ra sao để cho vẹn đôi bên. Qủa thật những bài học đó cho đến nya vẫn còn vẹn nguyên những giá trị. Nói về phép tắc lịch sự thì tục ngữ cũng có vô vàn câu nói về điều này. Câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” chính là một trong những câu tục ngữ ấn tượng và chứa đựng được bài học sâu sắc.

Đầu tiên ta phải hiểu được rằng “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là gì? Đây là lời khuyên con người cần phải ý tứ trong việc nhỏ nhất như đang ngồi ăn cơm cùng với gia đình, hay tập thể. Khi chúng ta ngồi ăn cơm ở những chỗ đông người thì khi ăn phải biết ý tứ nhìn mọi người xung quanh như thế nào? Xem mọi người đã ngồi đầy đủ chưa? Trong khi ăn trong mâm cỗ có ai là người lớn tuổi nhất thì phải biết hành xử đúng mực, phải biết “kính trên nhường dưới”. Không được “ăn như rồng cuốn” mà không quan tâm đến mọi người xung quanh. Thậm chí người xưa có người phép tắc đến mức khi người già, những người lớn tuổi đã hạ đũa không ăn nữa thì bản thân mình cũng nên thôi. Không ngồi đó ăn mà không có ai được. Thực sự đây là một trong những lời khuyên không hề thừa thãi chút nào cho chúng ta ngay trong thời đại ngày nay.

Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện về hai vợ chồng nọ, chồng ham ăn khi đi ăn cỗ là ăn không biết đến mọi người xung quanh. Ăn hết phần của người khác khiến cho mọi người thấy khó chịu và không muốn ngồi ăn cùng anh này cứ mỗi lần có đám. Biết vậy chị nhà nghĩ ra một kế sách đó chính là buộc một sợi dây vào tay anh nào sau đó căn dặn “cứ giật dây thì mới được gắp một miếng”. Anh chồng nghe theo mới đầu ăn còn từ tốn nhưng đám đông người qua lại vấp vào dây khiến anh tưởng vợ giục ăn nhanh nên quen thói anh ta lại ăn hết phần của mọi người. Câu chuyện cho thấy được rằng chúng ta cũng phải có ý thức khi đi đến những chỗ đông người.

Các bậc tiền nhân trước răn dạy rất đúng, đó là lời khuyên có khởi đầu từ những việc rất cụ thể đó chính là những việc ăn thế nào? ngồi thế nào? Có lẽ rằng đây là một lời răn chí phải nhất là trong xã hội xưa kia. Xã hội mà miếng ăn được coi trọng, cái đói cái nghèo cứ mãi đeo bám và gia đình chẳng ai dư giả gì cả. Trong bữa cơm mọi người toàn nhường nhịn nhau khi ăn. Lẽ ra là vậy nhưng thực tế có rất nhiều người ăn uống không hề biết ý chỉ biết ăn no cái bụng rồi về. “Ăn trông nồi” tức là khi ăn phải xem cơm còn hay hết để còn biết mà dừng lại. Khi nhà đông người thì phải ăn ít đi chứ không được chỉ chăm chăm biết đến bản thân. Trước khi làm một việc gì đó cũng phải suy nghĩ trước sau, mình là khách, mình là người trẻ trong mâm cơm cần phải kính người già và trẻ nhỏ. Chỉ cần ý tứ một chút trong bữa ăn thôi là người ta cũng đã có thể đánh giá được phần nào con người của bạn rồi đó. Trong bữa cơm con người có thể bày tỏ được những tình cảm, những lời hỏi thăm nhau và đây cũng chính là sự khác biệt trong văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.

Còn việc “ngồi trông hướng” chúng ta cũng phải hiểu, hướng ở đây không phải là các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc mà đó chính là vị thế tương quan với người khác trong bữa ăn. Cần ngồi như thế nào để hợp lý, trong bữa ăn có người cao tuổi chẳng hạn thì không được để các cụ ngồi ngay cạnh ngồi cơm vì thông thường ngồi ngay gần nồi cơm sẽ phải xới cơm cho các thành viên. Cũng không thể để cụ ngồi xa mâm cơm quá không gắp được thức ăn. Cho nên hãy nhìn mọi người xung quanh và chọn cho mình một chỗ ngồi thích hợp nhất. Là khách thì bạn nên ngồi gần nồi để có thể thể hiện sự cởi mở góp một phần nhỏ vào trong bữa cơm đó là xới cơm cho mọi người. Đồng thời cũng để “trông nồi” mà biết được mình nên dừng ăn để nhường cho những người khác. Và “trông hướng” cũng đồng nghĩa với việc xem thái độ của mọi người mà có được những cách hành xử tốt nhất của mình.

Câu tục ngữ thật đúng đắn khuyên chúng ta nên từ tốn và có những cách hành xử khôn khéo khi đi ăn ở những chỗ tập thể. Những phong thái cử chỉ của bạn trong lúc ăn cũng đã nói lên được những phẩm chất của bạn rồi. Khi chúng ta ý thức được đồng nghĩa ta là một người có văn hóa lịch sự.

 


Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 6 Đọc hiểu văn bản Tuc ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác