Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Đồng dao mùa xuân

3.     VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Chi tiết nào được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua đó em cảm nhận được những đặc điểm nào ở người lính?

Câu 2: Người lính xuất hiện trong không gian như thế nào trong tưởng tượng của tác giả? Em cảm nhận gì về không gian đó?

Câu 3: Nêu giá trị nội dung của bài thơ.

Câu 4: Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ.


Câu 1: 

- Chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính:

  • “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều”;
  • “anh thành ngọn lửa”; “anh không về nữa/anh vẫn một mình”;
  • “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh/ làn da sốt rét/ cái cười hiền lành”;
  • “Anh ngồi lặng lẽ”;
  • “anh ngồi rực rỡ”

- Qua đó chúng ta thấy đặc điểm của người lính: 

+ Những người lính giản dị, mộc mạc, chất phác.

+ Không ngại gian khó, hi sinh quên mình.

+ Tinh thần lạc quan, yêu đời.

+ Đoàn kết yêu thương nhau.

Câu 2: 

- Không gian đẹp đẽ trong tưởng tượng của tác giả:

+ Người lính ngồi dưới cội mai vàng → Hoa mai tượng trưng cho mùa xuân 

+ Rực rỡ màu hoa của mùa xuân

+ Người lính có mắt như suốt biếc, vai có bóng núi non

- Cảnh tượng tuy đẹp, rực rỡ nhưng đâu đó vẫn phảng phất nỗi buồn, sự cô đơn của người lính “ thương nhớ mùa xuân nhân gian”

Câu 3: 

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Câu 4:

- Thể thơ 4 chữ, cách chia khổ đặc biệt (có khổ thơ chỉ có 2,3 dòng thơ)

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh, …


Bình luận

Giải bài tập những môn khác