Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Đồng dao mùa xuân

2.     THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Sự xuất hiện của người lính trong bài thơ được tác giả thể hiện như thế nào?

Câu 2: Tìm những câu thơ chứng tỏ người lính còn trẻ về cả độ tuổi lẫn tâm hồn.

Câu 3: Tác giả đã miêu tả sự hi sinh, nằm xuống của người lính như thế nào?

Câu 4: Câu thơ “Những năm máu lửa” gợi cho em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính?

Câu 5: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả hiện lên như thế nào?


Câu 1: 

- Sự xuất hiện của người lính được thể hiện qua hai hình ảnh:

+ “Đi vào núi xanh”: Hình ảnh người lính rời xa quê hương, tham gia hành quân qua rừng, qua núi.

+ “Những năm máu lửa”: Những năm kháng chiến diễn ra liên miên, rất nhiều chiến sĩ đã nằm xuống và liên tiếp những người lính trẻ lại lên đường chiến đấu vì hòa bình cho đất nước.

Câu 2: 

Các câu thơ:

+ Chưa một lần yêu

+ Chưa từng uống cà phê

+ Vẫn mê thả diều

→ Người lính vẫn còn trẻ cả độ tuổi và tâm hồn, tuổi xuân vẫn còn nhiều ấp ủ, dang dở chưa thực hiện.

Câu 3: 

- Hình ảnh người lính nằm xuống, hy sinh:

+ “Không về nữa”: Người lính nằm xuống, không thể trở về đoàn tụ với gia đình

+ “Bom nổ”, “thành ngọn lửa bạn bè mang theo”: Hy sinh do bom nổ

→ “Ngọn lửa” là ánh sáng, sức nóng bùng cháy của tuổi trẻ, của tinh thần yêu nước. Hình ảnh người lính nằm xuống như góp thêm vào phản ánh sự khắc nghiệt của “những năm máu lửa” chiến tranh.

Câu 4: 

Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”: là những chàng thanh niên chân chất, hồn nhiên vô tư chưa trải sự đời “chưa một lần yêu/ mê thả diều”.

Câu 5: 

 Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả: ở lại nơi chiến trường một mình nhưng anh vẫn như đang chiến đấu cùng đồng đội với “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh”, tâm thái vẫn rất hồn hậu, hiền lành “cười hiền lành”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác