Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ, nghĩa của từ

3.     VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a) Có người thợ dựng thành đồng

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

(Thu Bồn)

  1. b) Ông mất năm nao, ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà "về" năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

(Tố Hữu)

  1. c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi.

(Tố Hữu)

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh và cho biết ý nghĩacủa việc sử dụng các biện pháp tu từ đó trong các câu sau:

  1. Rùa Vàng đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hãy hoàn gươm lạicho Long Quân.” (Sự tích Hồ Gươm)
  2. Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột ! (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
  3. Cách đây mấy tháng con chị lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình.
  4. Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp người! (Tố Hữu)

  1. Chú tôi ấy à, đạn bắn vào lỗ mũi chú hỉ ra là chuyện bình thường!8
  2. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Tôi quý chúng có lẽ còn hơnnhững ngón tay của tôi. (Nam Cao, Lão Hạc)
  3. Trước khi bà về với Thượng đế chí nhân, bà chấu ta đã từng sung sướngbiết bao! (An –đéc - xen, Cô bé bán diêm)
  4. Đội trời, đạp đất ở đời

Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 3: Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả đã dùng những điệp ngữ nào? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc?

– Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

Tố Hữu

Câu 4: Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh màu sắc hoặc hương thơm được miêu tả:

  1. a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, bãi ngô, thảm cỏ.
  2. b) Hoa hồng, hoa huệ, hoa nhài đều thơm, hương tỏa lan khắp vườn.

Câu 5: Cho các nghĩa sau của từ chín

(1) (Quả, hạt) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương vị thơm ngon, trái với xanh

(2) (Thức ăn) được nấu đến mức ăn được, trái với sống

(3) (Sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả

(4) (Màu da mặt) đỏ ửng lên

Hãy cho biết nghĩa nào của từ chín được dùng trong các câu sau:

- Vườn cam chín đỏ.

- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín.

- Ngượng chín cả mặt.

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín.

- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi.

- Lúa chín đầy đồng.

- Gò má chín như quả bồ quân.


Câu 1:

a) Ở câu a, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh thể hiện qua cụm từ "đã yên nghỉ" để nói về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời. Biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh được sử dụng nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, qua đố thể hiện lòng kính yêu của tác giả đối với Bác Hồ.
b) Ở câu b, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh thể hiện qua hai từ "mất - về".Việc sử dụng hai từ đó để tránh gây cảm giác đau buồn, thương xót, là cách biểu đạt tế nhịn và phù hợp với hoàn cảnh của câu thơ.
c) Ở câu c, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh thể hiện qua từ "khuất núi". Từ khuất núi ám chỉ Bọ Ngựa đã mất, cách tác giả thể hiện làm giảm sự đau buồn, thương xót dành cho Bọ Ngựa.

Câu 2:

a, BPTT: Nói quá

Nói quá ở chỗ rùa Vàng đứng nổi trên mặt nước

Tác dụng: Nhằm tăng vẻ nổi bật, thần kì của rùa Vàng.

b, BPTT: Nói quá

Nói quá ở chỗ chị Dậu như đứt từng khúc ruột

Tác dụng: Nhằm tăng vẻ đau lòng, sự thống khổ và vô cùng day dứt khi phải đem con mình đi bán.

c, BPTT: nói giảm nói tránh

Nói giảm từ: lên sài

Tác dụng: Thể hiện sự đau thương nhưng vẫn lịch sự và tế nhị

d, BPTT: Nói quá

Nói quá Ôm cả non sông mọi kiếp người

Tác dụng: Nói lên tình yêu thương và sự quan tâm của bác Hồ

e, BPTT: Nói quá

Nói quá chú hỉ ra là chuyện bình thường

Tác dụng: Thể hiện sự kiên cường, bất khuất của chú kể cả có bị đạn bắn.

f, BPTT: Nói quá

Nói qua tôi quý chúng có lẽ còn hơn những ngón tay của tôi

Tác dụng: Thể hiện tình yêu thương cũng như phóng đại tầm quan trọng của sách.

g, BPTT: Nói giảm nói tránh

Nói giảm về với Thượng đế chí nhân

Tác dụng: Thể hiện thái độ đau buồn, xót xa những vẫn mang tính lịch sự và tế nhị.

h, BPTT: Nói quá

Nói quá Đội trời, đạp đất ở đời

Tác dụng: Thể hiện sự an dũng, nhưng cũng vô cùng kiêu căng, ngạo mạn

Câu 3:

Những điệp ngữ trong đoạn thơ: nhớ, Người. Tác dụng: gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu (Người); gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng.

Câu 4:

  1. a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh: xanh rất non tơ của đồng lúa, xanh thật đậm đà của bãi ngô, xanh đến mượt mà của thảm cỏ.
  2. b) Hoa hồng thơm gần, hoa huệ thơm xa, hoa nhài thơm đây đó, hương thơm tỏa lan khắp vườn.

Câu 5:

- Vườn cam chín đỏ - nghĩa (1)

- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín – nghĩa (3)

- Ngượng chín cả mặt – nghĩa (4)

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín – nghĩa (1)

- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi – nghĩa (2)

- Lúa chín đầy đồng – nghĩa (1)

- Gò má chín như quả bồ quân – nghĩa (4)


Bình luận

Giải bài tập những môn khác