Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 7 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng việt - Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ, từ láy
1. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Hãy viết một câu. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu
Câu 2: Điền cụm từ làm trạng ngữ cho câu sau:
- …………, hoa phượng nở rộng như những bông lửa đỏ thật thích mắt.
- Tôi đã tìm thấy cuốn nhật kí của mình…………………………………
- ……………….., gió lạnh se se, đường phố lại vàng rực màu lá cây.
- Tôi thường đi đến trường cùng với bố…………………………………
Câu 3: Mở rộng thành phần trạng ngữ cho câu sau và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ mở rộng làm thành phần trạng ngữ
- Mùa xuân, cây cối lại đâm chồi nảy lộc
- Trên gương mặt mẹ, tôi thấy rõ những nhọc nhằn, vất vả.
- Trên sông, thuyền buồm đi lại nhộn nhịp.
Câu 4: Xác định thành phần trạng ngữ trong các câu sau:
- Hôm nào, lớp con đi lao động?
- Chiều mai, lớp con đi lao động, mẹ ạ.
- Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.
Câu 1:
Đặt câu: Sáng, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.
=> Mở rộng trạng ngữ thành cụm từ: Sáng hôm nay trời trong và xanh, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.
- Tác dụng: bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ thời gian cho cụm chủ vị trong câu đồng thời làm rõ đặc điểm của sự việc được nhắc đến
Câu 2:
- Cứ vào độ tháng sáu
- giữa đống sách vở hốn độn trên bàn.
- Cứ mỗi mùa thu đến
- bằng chiếc xe máy dream Thái cũ kĩ.
Câu 3:
- Cứ đến mùa xuân -> bổ sung ý nghĩa về sự lặp lại của thời gian.
- Trên khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn và tàn nhan của mẹ -> bổ sung thêm thông tin về khuôn mặt già nùa và vất vả của mẹ.
- Trên khắp mặt sông -> bổ sung thông tin độ rộng của không gian.
Câu 4:
- Trạng ngữ: Chiều mai -> trạng ngữ chỉ thơi gian, thành phần này không thể vắng mặt.
- Trạng ngữ: Ven rừng -> trạng ngữ chỉ nơi chốn, vị trí của những cây lim, cây vải dược nói đến, cho nên nó cũng không thể vắng mặt.
Bình luận