Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng việt - Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ, từ láy

1.     NHẬN BIẾT

Câu 1: Thế nào là trạng ngữ của câu?

Câu 2: Nêu đặc điểm của trạng ngữ trong câu?

Câu 3: Mở rộng trạng ngữ của câu là gì? Nêu ví dụ.

Câu 4: Tác dụng của trạng ngữ là gì?

Câu 5: Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy?


Câu 1: 

Trang ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa về thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện…

Câu 2: 

Đặc điểm của trạng ngữ:

  • Có thể đứng ở trước, sau nòng cốt câu, giữa chủ ngữ và vị ngữ.
  • Thường được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bởi dấu phẩy.
  • Cấu tạo: Có thể là một từ, có thể là một cụm từ, trạng ngữ thường bắt đầu bằng một quan hệ từ: trên, dưới, trong, ngoài, bằng, với, qua, vì, do, bởi, tại…+ danh từ.

Câu 3: 

Mở rộng trạng ngữ là cách thêm từ hoặc cụm từ, từ láy để bổ sung thông tin, làm rõ đặc điểm, thời gian,.. cho trạng ngữ chính.

− Ví dụ:

Sáng, lớp em trực tuần

⇒⇒ Mở rộng trạng ngữ: Một sáng tinh mơ, lớp em trực tuần.

→→ Thông tin được rõ ràng, chi tiết hơn về đặc điểm buổi sáng( tinh mơ).

Câu 4: 

Tác dụng của trạng ngữ:

+ Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.

+ Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.

+ Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.

Câu 5: 

- Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình.

- Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:

+ Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần

+ Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần


Bình luận

Giải bài tập những môn khác