Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 5: Thực hành tiếng Việt - Dấu câu, biện pháp tu từ

1.     NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Dấu câu là gì và tác dụng của dấu câu?

Câu 2: Nêu một vài dấu câu em biết.

Câu 3: Dấu gạch ngang là gì? Tác dụng?

Câu 4: Em hãy phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối

Câu 5: Biện pháp tu từ là gì? Nêu một  vài biện pháp tu từ em biết.

Câu 6: Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Câu 7: Em hãy đặt hai câu có sử dụng biện pháp so sánh.


Câu 1: 

Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ

Câu 2: 

  1. dấu chấm .
  2. dấu hỏi ?
  3. dấu cảm !
  4. dấu lửng …
  5. dấu phẩy ,
  6. dấu chấm phẩy ;
  7. dấu hai chấm :
  8. dấu ngang –
  9. dấu ngoặc đơn ()
  10. dấu ngoặc kép “ ”

Câu 3: 

- Dấu gạch ngang, được viết là ( - ), là một dấu câu của Tiếng Việt.

- Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng:

+ Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

+ Phần chú thích

+ Các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 4: 

Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ được dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. Về độ dài, dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

Dấu gạch ngang là dấu câu của tiếng Việt. Nó được dùng để:       

  + Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

  + Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

  + Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 5: 

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

- Một số biện pjasp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,...

Câu 6: 

So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.

Câu 7: 

  • Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện


Bình luận

Giải bài tập những môn khác