2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
“Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.”
Câu 2: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây
“Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu họa sĩ và Hiền kĩ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi Cậu có nhớ thầy Bản không? Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không”
Câu 3: Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong các ví dụ dưới đây:
a, Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức, thông ngách sang nhà ta? Nghe dễ nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
b, Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-nô-cô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu.
c, Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như Tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.
d, Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de.
e, Đi suốt chiều dài hơn hai ngàn mét ở phần ngoài của Động Phong Nha, du khách có cảm giác như lạc vào thế giới khác lạ- thế giới của tiên cảnh.
g, Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
Câu 4: Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”
Câu 5: Biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau có tác dụng gì?
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Bình luận