Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Khái niệm ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Cho ví dụ minh họa. 

Câu 2: Viết ví dụ về ngữ cảnh.

Câu 3: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào?

Câu 4: Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu thơ sau:

“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trông trời hạn trông mưa; mùi tính chiên vấy vá đã ba năm, ghét hói mọi như nhà nông ghét cỏ.Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Câu 5: Biện pháp tu từ là gì?

Câu 6: Liệt kê một số biện pháp tu từ em biết.


Câu 1: 

- Ngữ cảnh là yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể, khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, thời gian và không gian giao tiếp. 

- Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ không phải là những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ. Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết được rằng: tại trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc lộ nghĩa nào trong số các nghĩa của nó). 

+ Đối với người nói (viết): ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ. 

+ Đối với người nghe (đọc): ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của lời nói. 

Câu 2:

“Thị thơm thì giấu người thơm 

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.”

(Lâm Thị Mỹ Dạ, Chuyện cổ nước mình) 

Khi đọc (nghe) chỉ một từ thơm thôi thì ta không thể biết được người viết (nói) muốn dùng nghĩa nào của từ này. Thế nhưng, từng nghĩa một của từ thơm sẽ được xác định nếu ta đặt nó trong ngữ cảnh, xem xét trong sự kết hợp với các từ bên cạnh. Từ thơm trong thị thơm có nghĩa là có mùi hương dễ chịu còn từ thơm trong người thơm lại mang nghĩa là phẩm chất, tốt đẹp, thơm thảo, được mọi người yêu mến, ca ngợi. 

Câu 3:

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định cụ thể của các từ đa nghĩa hoặc từ đồng âm.

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định nghĩa hàm ẩn của những từ ngữ được sử dụng trong các biện pháp tu từ.

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe hiểu được hàm ý mà người nói thể hiện qua việc lựa chọn, sử dụng các từ xưng hô.

Câu 4:

- Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế cho thấy các chi tiết trong hai câu văn đề bắt nguồn từ hiện thực.

- Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: quân địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã rất căm thù trước sự xuất hiện của quân thù trên vùng đất họ sinh sống.

Câu 5: 

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Câu 6: 

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • ẩn dụ
  • Hoán dụ
  • Điệp từ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác