Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 3: Văn bản đọc - Quê hương

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Tế Hanh

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 4:  Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gi?

Câu 5: Bố cục bài thơ chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 6: Em hãy tóm tắt bài thơ bằng đoạn văn ngắn (6-8 câu).


Câu 1:

- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh

- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

   + Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương

   + Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến

   + Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết

Câu 2: 

Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

Câu 3: 

Thể thơ: 8 chữ

Câu 4:  

PTBD: biểu cảm (tự sự, miêu tả)

Câu 5:

- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá

- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.

- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

Câu 6: 

Tác giả đã vẽ ra bức tranh tươi sáng và sinh động về một làng quê miền biển, trong đó hình ảnh nổi bật hiện lên là hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của những người dân chài cùng cuộc sống sinh hoạt, lao động của người làng chài. Đồng thời bài thơ cũng cho thấy tình cảm Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác