Bài tập file word mức độ vận dụng Sinh học 11 Chân trời Bài Ôn tập chương III

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1. Những nét hoa văn trên lát cắt ngang thân cây gỗ vùng nhiệt đới có xuất xứ từ đâu ?

Câu 2. Vì sao người ta thường xếp quả chín xen kẽ với quả xanh?

Câu 3. Cây cà chua ra hoa khi nào và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm ?

Câu 4. Sự biến thái ở ếch nhái được điều hoà bởi hormone nào ?

Câu 5. Em hãy nêu một số biện pháp kĩ thuật giúp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển, góp phần tăng năng suất ở vật nuôi?

Câu 6. Sự biến thái ở bướm có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

Câu 7. Khi ở điều kiện quang chu kì thích hợp, cơ chế nào giúp cây chuyển từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa ?


Câu 1. 

Trong một năm, vùng nhiệt đới có sự phân hóa mùa rõ rệt (xuân, hè, thu, đông) và sự sinh trưởng của những cây thân gỗ sống tại nơi đây cũng chịu chi phối mạnh mẽ bởi nhân tố này.

Vào mùa xuân hè, thời tiết thuận lợi và dinh dưỡng tốt nên cây sinh trưởng mạnh hơn, tạo nên lớp gỗ dày và sáng màu.

Ngược lại vào mùa đông, do điều kiện khắc nghiệt và dinh dưỡng kém nên cây sinh trưởng hạn chế, tạo nên lớp gỗ mỏng và có màu sậm. Tập hợp của hai lớp gỗ này được gọi là vòng năm.

Chính sự sai khác về màu sắc trong từng thời điểm sinh trưởng đã tạo ra những đường vân sáng tối đẹp mắt trong cấu tạo thân của cây thân gỗ vùng nhiệt đới.

Câu 2.

Hoạt động chuyển hóa vật chất ở quả chín thường diễn ra rất mạnh mẽ và làm phát sinh khí Ethylene giải phóng ra ngoài môi trường. Loại hormone thực vật này có vai trò thúc quả chóng chín, do vậy để các quả được thu hái trong cùng một lứa được chín đồng đều, người ta thường xếp xen kẽ quả chín với quả xanh.

Câu 3.

Cây cà chua ra hoa khi phát sinh đủ 14 lá và tuổi của cây một năm được tính theo số lá.

Câu 4. 

Sự biến thái ở ếch nhái mà nổi bật là giai đoạn nòng nọc hoá ếch được điều hoà bởi hormone thyroxin do tuyến giáp trạng của nòng nọc tiết ra.

Câu 5. 

Để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp kĩ thuật sau :

- Cải tạo giống thông qua việc áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi…

- Cải thiện môi trường sống của động vật bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè ; tắm nắng cho gia súc non ; xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí…

Câu 6. 

Vào mùa xuân hè, khi thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc, lá non mơn mởn cũng là lúc các loài sâu bướm phát triển rộ để tận dụng nguồn thức ăn này.

Sang tiết thu đông sâu bướm lại kết kén, hoá nhộng để né tránh điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vừa để tập trung chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho sự “cựa mình”, biến đổi thành bướm trưởng thành.

Ở giai đoạn bướm trưởng thành, dạng sống này lại tìm đến thân cây hút nhựa hay các bông hoa để hút mật. Như vậy trong quá trình tiến hoá, vòng đời của bướm đã thuận hoá với quy luật chuyển mùa của tự nhiên.

Điều này giúp chúng tận dụng được nguồn sống, giảm thiểu rủi ro, nhờ đó mà ngày càng thích nghi với những thay đổi thường xuyên của điều kiện ngoại cảnh.

Câu 7. 

Khi ở điều kiện quang chu kì thích hợp thì trong lá cây hình thành nên hoocmôn ra hoa (là một hợp chất bao gồm Gibberellin giúp kích thích sinh trưởng của đế hoa và antezin là chất giả thiết có vai trò kích thích sự ra mầm hoa).

Sau khi hình thành, hormone ra hoa sẽ được vận chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân, cành và kích thích ra hoa ở những vị trí này.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác