Bài tập file word mức độ vận dụng Sinh học 11 Chân trời Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1. Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?

Câu 2. Những người dân nuôi cá rô phi cho hay: Nếu nuôi cá rô phi thì nên thu hoạch sau 1 năm, không để lâu hơn. Điều này là vì sao?

Câu 3. “Gà trống thiến” là ngôn từ chỉ một loại gà bị cắt bỏ tinh hoàn khi nó bắt đầu biết gáy. Điều này có tác dụng và hậu quả gì với người chăn nuôi và với con gà?

Câu 4. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành lại thường không gây hại cho cây trồng ?

Câu 5. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ kém phát triển ?

Câu 6. Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) lại có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng ?

Câu 7. Tại sao vào những ngày mùa đông, chúng ta cần cho gia súc ăn nhiều hơn ?


Câu 1. 

* Loài muỗi sinh trưởng với 4 giai đoạn chính: Muỗi trưởng thành à đẻ trứng à loăng quăng, bọ gậy à cung quăng hay nhộng à muỗi con.

* Nên tiêu diệt muỗi ở giai đoạn hình thành loăng quăng, bọ gậy hoặc giai đoạn muỗi trưởng thành vì ở 2 giai đoạn này có thể phát hiện được chúng dễ dàng, khu vực ẩn núp ổn định, thời gian tồn tại lâu.

Câu 2.

- Cá rô phi có khối lượng tối đa là khoảng 4kg /con trong thời gian nuôi 3 năm. Trong 1 năm đầu tiên thì chúng đạt khoảng 1,5 – 1,8kg/con.

- Có thể thấy nuôi lâu sẽ dẫn tới:

+ Tốn thức ăn, tốn công chăm sóc

+ Thịt cá dai, không ngon

Câu 3.

- Hậu quả với con gà:

+ Tinh hoàn của gà trống chứa hormone testosterone, một hormone quan trọng trong việc phát triển các đặc tính sinh dục thứ cấp như mào, cựa, gáy và bản năng sinh dục.

+ Nếu tinh hoàn bị cắt, cơ thể của gà trống sẽ không chứa testosterone, do đó không phát triển được các đặc tính này.

+ Testosterone còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp. Thiếu testosterone sẽ dẫn đến việc không phát triển cơ bắp và gà trở nên béo phì.

- Lợi ích cho người chăn nuôi:

+ Gà lớn nhanh và béo.

+ Không đạp mái lung tung, cận huyết,…

Câu 4. 

Thức ăn chủ yếu của sâu bướm là lá cây nhưng vì không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ nên hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn rất thấp. Bù lại điều này, sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, bởi vậy, chúng được xem là vật gây hại trên đồng ruộng. Trong khi đó, hầu hết các loài bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.

Câu 5. 

Iôt là một trong những thành phần cơ bản cấu tạo nên tirôxin. Do đó, thiếu iôt sẽ dẫn đến thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin sẽ làm giảm quá trình chuyển hoá vật chất và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người sẽ chịu lạnh kém. Mặt khác, thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non sẽ bị chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm sút mạnh và trí tuệ kém phát triển.

Câu 6. 

Tia tử ngoại – một thành phần của ánh sáng mặt trời có tác dụng làm biến đổi tiền vitamin D thành vitamin D. Mặt khác, vitamin D lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuyển hoá canxi, hình thành xương.

Do đó, khi tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu), trẻ sẽ được bổ sung đầy đủ vitamin D, nhờ vậy mà việc chuyển hoá và hấp thụ canxi của trẻ sẽ diễn ra dễ dàng và triệt để hơn.

Câu 7.

Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường thường hạ xuống mức thấp hơn so với thân nhiệt cơ thể nên gia súc dễ bị mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh do chúng phải tăng cường chuyển hoá vật chất, phân giải chất hữu cơ để sinh ra nhiều nhiệt nhằm chống lạnh và để hỗ trợ cho điều này, chúng ta cần cho gia súc ăn nhiều hơn bình thường để bù lại lượng chất hữu cơ đã bị phân huỷ trong hoạt động sinh nhiệt, chống rét.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác