Nêu khái niệm, chức năng của biện pháp tu từ nói quá. Cho ví dụ.

Câu hỏi 3: Nêu khái niệm, chức năng của biện pháp tu từ nói quá. Cho ví dụ.


  • Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích để có thể phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả với mục đích tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Nói quá còn có nhiều tên gọi khác như: khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
  • Chức năng: Biện pháp tu từ nói quá thường được dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. Nó còn được sử dụng trong khẩu ngữ hằng ngày như: lo sốt vó, buồn nẫu ruột, khóc như mưa, ngã vỡ mặt hay nhiều câu nói quen thuộc khác. Không những thế, biện pháp tu từ này còn được dùng trong các tác phẩm văn học như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca,... Đôi khi nó còn được kết hợp với các biện pháp tu từ khác để câu văn câu nói trở nên sinh động hơn.
  • Ví dụ: Trong tác phẩm "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong câu: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.".

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều bài 6 Thực hành tiếng việt (trang 9) (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác