Em hãy làm một bài văn biểu cảm nêu cảm nghĩ của em về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Câu hỏi: Em hãy làm một bài văn biểu cảm nêu cảm nghĩ của em về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.


Khi đọc tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương” , tôi không khỏi xúc động trước hình ảnh dì Bảy – một người phụ nữ hiền lành, dịu dàng và đầy tình thương.

Tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật dì Bảy. Dượng Bảy và dì Bảy cưới nhau được một tháng thì dượng phải lên đường ra Bắc tập kết. Sau đó lại vào miền Nam chiến đấu. Trong quá trình hành quân, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Tuy nhiên sau một trận đánh ở Xuân Lộc trên đường hành quân vào Sài Gòn dượng Bảy đã hy sinh anh dũng. Ngày hòa bình đất nước lặp lại, dì Bảy đã qua tuổi 40 vẫn có một số người đàn ông hỏi cưới dì nhưng dì không rung động và dì Bảy đã tròn 80 tuổi, suốt 40 năm qua dì vẫn ngồi trước hiên nhà để chờ đợi một thứ mà dì biết là không bao giờ trở về nữa.

Nhân vật dì Bảy mà những nét đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, tấm lòng thuỷ chung, son sắc. Khi dì Bảy và người chồng của mình mới kết hôn được một tháng, khi ấy giai đoạn tình cảm vợ chồng còn mặn nồng gắn bó. Nhưng dì Bảy vẫn chấp nhận để chồng lên đường chiến đấu. Ta có thể thấy được sự hi sinh của dì xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương đất nước. Dì đã đặt lợi ích của nước nhà lên trên hạnh phúc của bản thân. Điều đó ta thấy thêm khâm phục trước tấm lòng của nhân vật dì Bảy.

Ở dì Bảy ta còn thấy dì là một người phụ nữ hết mực thủy chung. Suốt những năm xa cách trồng dì Bảy luôn giữ liên lạc với dượng Bảy, đợi chờ chồng trở về. khi nhận được thư của chồng dì cảm thấy rất hạnh phúc, hi vọng tới ngày được đoàn tụ, đất nước được hòa bình. Hình ảnh đó khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng. Sau mỗi ngày khi đi làm đồng về, dì lại ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn con ngõ để nhớ về ngày đầu tiên dượng Bảy cùng đồng đội đến nhà xin trú quân. Ngày dượng Bảy hi sinh cũng là ngày đất nước hòa bình lặp lại. Dì cũng đã 40 tuổi vẫn có những người đàn ông để ý đến gì nhưng lòng dì Bảy không còn rung động. Dì vẫn giữ một tấm lòng thủy chung như vậy cho đến hết đời

 Dì Bảy là một hình ảnh đại diện cho rất nhiều người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh. Họ đã phải hy sinh những lợi ích cá nhân, đặt lợi ích quốc gia dân tộc. Phải xa chồng, xa con, tiễn  đưa chồng, đưa con lên đường đánh giặc để có được độc lập hòa bình cho hôm nay. Từ đó chúng ta thấy rằng sự hy sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc chiến thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

Qua nhân vật dì Bảy trong người ngồi đợi trước hiên nhà em đã học được thêm rất nhiều bài học quý giá về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt cảm thấy vô cùng yêu mến và cảm phục nhân vật dì Bảy.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác