Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 kết nối tri thức học kì I(P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 7 kì 1(P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đổi 72 km/h = … m/s

  • A. 7200 m/s.
  • B. 7,2 m/s.
  • C. 100 m/s.
  • D. 20 m/s.

Câu 2: Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ của tàu hỏa trong 800 km đầu là 50 km/h, 80 km cuối đi với tốc độ 48 km/h. Tổng thời gian mà tàu hỏa đi hết quãng đường từ Hà Nội tới Hải Phòng là?

  • A. 16 giờ 40 phút
  • B. 17 giờ 20 phút
  • C. 17 giờ 40 phút
  • D. 14 giờ 70 phút

Câu 3: Cho tốc độ con rùa bằng 0,055 m/s, tốc độ người đi bộ bằng 1,5 m/s. Kết luận nào dưới đây là chính xác?

  • A. Con rùa nhanh hơn người đi bộ
  • B. Người đi bộ chậm hơn con rùa
  • C. Con rùa chậm hơn người đi bộ
  • D. Con rùa và người đi bộ có tốc độ bằng nhau

Câu 4: Một ô tô rời bến A lúc 6h đến bến B lúc 7h30min. Biết quãng đường từ bến A đến bến B là 90 km. Tính tốc độ của ô tô khi đi từ A đến B?

  • A. 90 m/s.
  • B. 36 km/h.
  • C. 25 m/s.
  • D. 60 km/h.

Câu 5: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 phút đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tổng thời gian bạn Linh đi hết quãng đường từ nhà tới trường là?

  • A. 0,5h
  • B. 20 phút
  • C. 40 phút
  • D. 1h

Câu 6: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là: 

  • A. 19,44 m/s 
  • B. 15 m/s 
  • C. 1,5 m/s 
  • D. 2/3 m/s

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật?

  • A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn.
  • B. Đo tốc độ bơi của vận động viên.
  • C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm.
  • D. Đo tốc độ bay hơi của nước.

Câu 8: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.

(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.

Thứ tự đúng của các bước là

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (3), (1), (2).
  • C. (1), (3), (2).
  • D. (3), (2), (1).

Câu 9: Bảng dưới đây ghi lại kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:

Kết quả phép đoLần chạy 1Lần chạy 2Lần chạy 3
Thời gian13,65.?.13,75

Sau khi tính toán người ta thu được tốc độ trung bình của bạn học sinh trong các lần chạy là 7,27 m/s. Thời gian chạy lần thứ hai của bạn học sinh đó là

  • A. 13,75 s.
  • B. 13,85 s.
  • C. 13,66 s.
  • D. 13,70 s.

Câu 10: Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?

Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?

  • A. Tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h từ thời gian 6 : 00 – 21 : 00.
  • B. Tốc độ tối thiểu cho phép là 70 km/h từ thời gian 6 : 00 – 21 : 00.
  • C. Tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h từ thời gian 22 : 00 – 5 : 00.
  • D. Tốc độ tối thiểu cho phép là 70 km/h từ thời gian 22 : 00 – 5 : 00.

Câu 11: Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của ô tô trên đoạn OA?

Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của ô tô trên đoạn OA?

  • A. 40 km/h.
  • B. 90 km/h.
  • C. 120 km/h.
  • D. 180 km/h.

Câu 12: Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Hãy mô tả chuyển động của ô tô trên các đoạn OA, AB và BC.

Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Hãy mô tả chuyển động của ô tô trên các đoạn OA, AB và BC.

  • A. OA: chuyển động nhanh dần; AB: không chuyển động; BC: chuyển động chậm dần.
  • B. OA: chuyển động chậm dần; AB: không chuyển động; BC: chuyển động chậm dần.
  • C. OA: chuyển động với tốc độ không đổi; AB: chuyển động nhanh dần; BC: chuyển động với tốc độ không đổi.
  • D. OA: chuyển động với tốc độ không đổi; AB: không chuyển động; BC: chuyển động với tốc độ không đổi.

Câu 13: Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?

Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?

  • A. 10 phút.
  • B. 20 phút.
  • C. 30 phút.
  • D. 45 phút.

Câu 14:  Thiết bị bắn tốc độ dùng để

  • A. Đo thời gian chuyển động của phương tiện giao thông.
  • B. Kiểm tra hành trình di chuyển của phương tiện giao thông.
  • C. Đo quãng đường chuyển động của phương tiện giao thông.
  • D. Kiểm tra tốc độ của phương tiện giao thông trên đường bộ.

Câu 15:  Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải: 

  • A. Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông. 
  • B. Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. 
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 16: Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những đoạn đường khác nhau:

  • A. Để đảm bảo an toàn giao thông
  • B. Để tránh mất lái
  • C. Dể đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông khác
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 17: Một chiếc ô tô và một chiếc xe máy được phát hiện bởi thiết bị bắn tốc độ, chạy từ vạch mốc 1 và vạch mốc 2 cách nhau 5 m thời gian ô tô chạy giữa hai vạch mốc là 0,2 s và thời gian xe máy chạy giữa hai vạch mốc là 0,3 s. Nếu tốc độ giới hạn là 24 m/s thì nhận xét nào dưới đây là đúng?

  • A. Ô tô và xe máy đều vượt quá tốc độ cho phép.
  • B. Ô tô và xe máy đều không vượt quá tốc độ cho phép.
  • C. Ô tô vượt quá tốc độ cho phép, xe máy không vượt quá tốc độ cho phép.
  • D. Ô tô không vượt quá tốc độ cho phép, xe máy vượt quá tốc độ cho phép.

Câu 18: Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào? 

  • A. Nguồn âm và môi trường truyền âm. 
  • B. Nguồn âm và tai người nghe.
  • C. Môi trường truyền âm và tai người nghe. 
  • D. Tai người nghe và giây thần kinh thị giác. 

Câu 19: Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất? 

  • A. Môi trường không khí loãng. 
  • B. Môi trường không khí. 
  • C. Môi trường nước nguyên chất. 
  • D. Môi trường chất rắn.

Câu 20: Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Nước
  • B. Sắt
  • C. Khí O2
  • D. Chân không

Câu 21: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là:

  • A. 1,7 km
  • B. 68 km
  • C. 850 m
  • D. 68 m

Câu 22:  Sự trầm hay bổng của âm do các nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Hình dạng của nhạc cụ.
  • B. Vẻ đẹp của nhạc cụ.
  • C. Kích thước của nhạc cụ.
  • D. Tần số của âm phát ra.

Câu 23: Biên độ dao động của vật càng lớn khi

  • A. vật dao động càng nhanh.
  • B. vật dao động với tần số càng lớn.
  • C. vật dao động càng chậm.
  • D. vật dao động càng mạnh.

Câu 24: Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng âm do lao A phát ra có tần số lớn hơn 100 Hz so với âm do loa B phát ra. Nhận xét nào dưới đây là đúng?

  • A. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn loa B.
  • B. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra cao hơn loa A.
  • C. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra to hơn loa B.
  • D. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra to hơn loa A.

Câu 25: Một vật thực hiện dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực hiện được bao nhiêu dao động?

  • A. 15 dao động.
  • B. 18 dao động.
  • C. 20 dao động.
  • D. 120 dao động.

Câu 26: Đơn vị đo thời gian là giờ (h), đơn vị đo tốc độ là kilômét (km/h). Vậy đơn vị đo quãng đường là?

A. mét (m)

B. mét (km)

C. kilômét (m)

D. kilômét (km)

Câu 27: Đơn vị đo thời gian là giây (s), đơn vị đo tốc độ là mét trên giây (m/s). Vậy đơn vị đo quãng đường là?

A. mét (m)

B. mét (km)

C. kilômét (m)

D. kilômét (km)

Câu 28: Đơn vị đo quãng đường là mét (m), đơn vị đo tốc độ là mét trên giây (m/s). Vậy đơn vị đo thời gian là?

A. giờ (h)

B. giây (h)

C. giây (s)

D. giờ (m)

Câu 29: 1 km/h bằng?

A. 1 km/h= 1/36  m/s

B. 1 km/h= 1/360  m/s

C. 1 km/h= 1/3,6 m/s

D. 1 km/h= 1/3,600  m/s

Câu 30: 1 m/s bằng?

A. 1 m/s = 3,6 km/h

B. 1 m/s = 36 km/h

C. 1 m/s = 360 km/h

D. 1 m/s = 3600 km/h

Câu 31: Lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi quãng đường đó ta có?

A. Quãng đường

B. Thời điểm

C. Thời gian

D. Tốc độ

Câu 32: Đơn vị quãng đường không thể là?

A. mét

B. giây giờ

C. kilômét

D. đềximét

Câu 33. Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

B. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

C. Lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân.

D. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Câu 34: Chọn đáp án đúng.

  • A. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị độ dài.
  • B. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo thời gian.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 35: Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị gì?

  • A. đơn vị đo độ dài
  • B. đơn vị đo thời gian
  • C. cả A và B
  • D. Không phụ thuộc vào đơn vị nào

Câu 36:  Để xác định tốc độ chuyển động, người ta phải đo những đại lượng nào và dùng các dụng cụ nào để đo?

  • A. Đo độ dài dùng thước và đo thời gian dùng đồng hồ.
  • B. Đo độ dài dùng đồng hồ.
  • C. Đo thời gian dùng thước.
  • D. Đo độ dài dùng đồng hồ và đo thời gian dùng thước.

Câu 37: Chọn đáp án sai.

  • A. Thiết bị bắn tốc độ được sử dụng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông.
  • B. Thiết bị bắn tốc độ gồm hai bộ phận chính là camera và máy tính nhỏ đặt trong camera.
  • C. Camera ghi biển số của ô tô và thời gian ô tô chạy qua các vạch bất kì.
  • D. Cả A và B.

Câu 38: Chọn đáp án đúng nhất. Đồ thị quãng đường thời gian cho biết những gì?

  • A. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật.
  • B. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết quãng đường đi được và thời gian đi của vật.
  • C. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động của vật.
  • D. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết vị trí của vật ở những thời điểm xác định của vật.

Câu 39: Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả

  • A. Liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.
  • B. Liên hệ giữa vận tốc của vật trên quãng đường và thời gian.
  • C. Liên hệ giữa hướng chuyển động của vật và thời gian.
  • D. Liên hệ giữa vận tốc của vật và hướng chuyển động của vật.

Câu 40: Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để

  • A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác