Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 kết nối tri thức học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 7 kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Độ lớn của ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước như thế nào với vật?

  • A. Bằng vật.
  • B. Lớn hơn vật.
  • C. Nhỏ hơn vật.
  • D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

Câu 2: Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: một cái treo trước mặt người cắt tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng ghế người ngồi. Việc làm này có mục đích gì?

  • A. Làm cho tiệm cắt tóc thêm đẹp.
  • B. Làm cho người đi cắt tóc có thể nhìn thấy ảnh của mình cả phía trước lẫn sau.
  • C. Làm cho tiệm cắt tóc sáng hơn.
  • D. Làm cho người cắt tóc cảm thấy thoải mái hơn.

Câu 3: Có mấy cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng?

  • A. 5.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 2.

Câu 4: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’?

  • A. d = d'
  • B. d > d'
  • C. d < d'
  • D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật

Câu 5: Ảnh của vật qua gương phẳng có đặc điểm gì?

  • A. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn.
  • B. Là ảnh thật, hứng được trên màn.
  • C. Là ảnh ảo, hứng được trên màn.
  • D. Là ảnh thật, không hứng được trên màn.

Câu 6: Khi nhìn xuống vũng nước, một học sinh thấy ảnh của một cột điện ở xa. Câu giải thích nào sau đây là đúng? 

  • A. Vì mặt nước đóng vai trò là một gương phẳng
  • B. Vì mặt nước có thể hấp thụ ánh sáng 
  • C. Vì mặt nước có thể truyền được hình ảnh 
  • D. Vì một lí do khác

Câu 7: Khi đứng trước gương soi, nếu ta giơ tay phải lên thì ảnh của mình trong gương lại giơ tay trái lên. Tại sao lại như vậy?

  • A. Vì ảnh của vật qua gương cùng chiều vật.
  • B. Vì ảnh và vật có kích thước bằng nhau.
  • C. Vì ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.
  • D. Vì ảnh và vật không thể giống nhau về hình dạng và kích thước.

Câu 8: Nam châm hút mạnh nhất ở vị trí nào?

Nam châm hút mạnh nhất ở vị trí nào?

  • A. (1).
  • B. (2).
  • C. (3).
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng về nam châm:

  • A. Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại.
  • B. Nam châm nào cũng có 2 cực một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam.
  • C. Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau.
  • D. Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm.

Câu 10: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

  • A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
  • B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
  • C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
  • D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 11: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Dùng kéo.
  • B. Dùng nam châm.
  • C. Dùng kìm.
  • D. Dùng panh.

Câu 12: Chọn phát biểu sai: Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào?

  • A. Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao.
  • B. Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm.
  • C. Nên đặt nam châm vào môi trường nước.
  • D. Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.

Câu 13: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

  • A. Vật liệu bị hút.
  • B. Vật liệu có từ tính.
  • C. Vật liệu có điện tính.
  • D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 14: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

  • A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
  • B. cả hai nửa đều mất từ tính.
  • C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
  • D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Câu 15: Trong thực tế để tránh ô nhiễm tiếng ồn người ta sử dụng các biện pháp nào sau đây?

  • A. Xây dựng hàng rào chống ồn được ghép bằng các tấm cách âm để ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc. Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.
  • B. Treo biển báo “Cấm sử dụng còi” tại những tuyến đường gần bệnh viện, trường học.
  • C. Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân bằng cách tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Trường họp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?

  • A. Tiếng còi xe cứu thương.
  • B. Loa phát thanh vào buổi sáng.
  • C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành.
  • D. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ.

Câu 17: Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ sóng âm để đo độ sâu của biển. Sóng âm có tần số cao (siêu âm) từ con tàu trên mặt biển phát ra truyền tới đáy biển (Hình vẽ). Tại đó sóng âm bị phản xạ trở lại và được một thiết bị trên tàu ghi lại. Trong một phép đo độ sâu của đáy biển người ta ghi lại được từ lúc phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 1,2 s. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1 500 m/s. Tính độ sâu của đáy biển.

Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ sóng âm để đo độ sâu của biển. Sóng âm có tần số cao (siêu âm) từ con tàu trên mặt biển phát ra truyền tới đáy biển (Hình vẽ). Tại đó sóng âm bị phản xạ trở lại và được một thiết bị trên tàu ghi lại. Trong một phép đo độ sâu của đáy biển người ta ghi lại được từ lúc phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 1,2 s. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1 500 m/s. Tính độ sâu của đáy biển.

  • A. 450 m
  • B. 900 m
  • C. 1 500 m
  • D. 1 800 m 

Câu 18: Hai cậu bé đứng tại hai điểm A và B trước một tòa nhà cao (Hình vẽ). Khi cậu bé đứng ở A thổi to một tiếng còi thì cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 1 s. Tốc độ truyền âm của tiếng còi là

Hai cậu bé đứng tại hai điểm A và B trước một tòa nhà cao (Hình vẽ). Khi cậu bé đứng ở A thổi to một tiếng còi thì cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 1 s. Tốc độ truyền âm của tiếng còi là

  • A. 150 m/s.
  • B. 300 m/s.
  • C. 350 m/s.
  • D. 500 m/s.

Câu 19: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

  • A. Ở phần giữa của thanh.
  • B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
  • C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
  • D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 20: Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?

  • A. La bàn.
  • B. Nam châm.
  • C. Kim chỉ nam.
  • D. Vật liệu từ.

Câu 21: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.

  • A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau.
  • B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 22: Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

  • A. 1 cực.
  • B. 2 cực.
  • C. 3 cực.
  • D. 4 cực.

Câu 23: Xác định cực của kim nam châm ở hình vẽ

Xác định cực của kim nam châm ở hình vẽ

  • A. Đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam.
  • B. Đầu bên phải của kim nam châm là cực Bắc.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 24: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
  • B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
  • C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
  • D. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

Câu 25: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

  • A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
  • B. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
  • C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.
  • D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.

Câu 26: Từ trường tồn tại ở đâu?

  • A. Xung quanh điện tích đứng yên.
  • B. Xung quanh nam châm.
  • C. Xung quanh dây dẫn mang dòng điện.
  • D. Cả B và C.

Câu 27: Chọn phát biểu sai:

  • A. Từ trường có ở xung quanh nam châm vĩnh cửu.
  • B. Từ trường tồn tại xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện và xung quanh Trái Đất.
  • C. Kim nam châm tự do là dụng cụ xác định tại một điểm nào đó có từ trường hay không.
  • D. La bàn chỉ là dụng cụ xác định phương hướng, không thể dùng xác định sự tồn tại của từ trường.

Câu 28: Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là

  • A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
  • B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
  • C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
  • D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.

Câu 29:  La bàn là dụng cụ dùng để làm gì?

  • A. Là dụng cụ để đo tốc độ.
  • B. Là dụng cụ để đo nhiệt độ.
  • C. Là dụng cụ để xác định độ lớn của lực.
  • D. Là dụng cụ để xác định hướng.

Câu 30:  Chọn đáp án sai.

  • A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
  • B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
  • C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
  • D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 31: Cấu tạo của la bàn gồm những bộ phận nào?

  • A. Kim la bàn, vỏ la bàn.
  • B. Kim la bàn, vỏ la bàn, mặt la bàn.
  • C. Kim la bàn, mặt la bàn.
  • D. Vỏ la bàn, mặt la bàn.

Câu 32: Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì?

  • A. Làm tăng từ trường của nam châm điện.
  • B. Làm tăng thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.
  • C. Làm giảm thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.
  • D. Làm giảm từ tính của ống dây.

Câu 33: Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?

  • A. Tủ lạnh.
  • B. Máy lọc nước.
  • C. Chuông điện.
  • D. Bóng đèn điện.

Câu 34: Làm thế nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện?

  • A. Đặt gần nam châm điện một miếng đồng.
  • B. Đặt gần nam châm điện một miếng nhôm.
  • C. Đặt gần nam châm điện một miếng gỗ.
  • D. Đặt gần nam châm điện một miếng sắt.

Câu 35: Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy

  • A. chiều của từ trường không đổi.
  • B. chiều của từ trường thay đổi một góc 90o.
  • C. chiều của từ trường thay đổi một góc 180o.
  • D. chiều của từ trường thay đổi một góc bất kì.

Câu 36: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây.

Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra …

  • A. điện trường.
  • B. từ trường.
  • C. trường hấp dẫn.
  • D. trong trường.

Câu 37: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  • A. Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn.
  • B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
  • C. Từ trường của nam châm điện mất đi ngay sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
  • D. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.

Câu 38: Chọn đáp án sai.

  • A. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.
  • B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
  • C. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 39: Nam châm điện có cấu tạo gồm:

  • A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.
  • B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
  • C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.
  • D. Nam châm.

Câu 40: Cách nào dưới đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện?

  • A. Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua ống dây.
  • B. Thay đổi số vòng dây của nam châm điện.
  • C. Thay đổi chiều dài ống dây của nam châm điện.
  • D. Thay đổi chiều dòng điện của nam châm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác