Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 kết nối tri thức học kì II(P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 7 kì 2(P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây.

Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra …

  • A. điện trường.
  • B. từ trường.
  • C. trường hấp dẫn.
  • D. trong trường.

Câu 2: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  • A. Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn.
  • B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
  • C. Từ trường của nam châm điện mất đi ngay sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
  • D. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.

Câu 3: Chọn đáp án sai.

  • A. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.
  • B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
  • C. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 4: Nam châm điện có cấu tạo gồm:

  • A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.
  • B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
  • C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.
  • D. Nam châm.

Câu 5: Cách nào dưới đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện?

  • A. Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua ống dây.
  • B. Thay đổi số vòng dây của nam châm điện.
  • C. Thay đổi chiều dài ống dây của nam châm điện.
  • D. Thay đổi chiều dòng điện của nam châm.

Câu 6: Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào?

  • A. Chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.
  • B. Chỉ tồn tại trong thời gian sau khi ngắt dòng điện.
  • C. Chỉ tồn tại trong thời gian trước lúc đóng nguồn điện.
  • D. Cả B và C.

Câu 7: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: Ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu dây nối với hai cực của nguồn điện, khi đổi cực của nguồn điện thì

  • A. Từ trường của nam châm điện đổi chiều.
  • B. Từ trường của nam châm điện mạnh lên.
  • C. Từ trường của nam châm điện yếu đi.
  • D. Xung quanh nam châm điện không có từ trường.

Câu 8: Hình sau vẽ ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng một dòng điện chạy vào ống dây. Theo em nam châm nào có từ trường mạnh nhất?

Hình sau vẽ ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng một dòng điện chạy vào ống dây. Theo em nam châm nào có từ trường mạnh nhất?

  • A. Nam châm A
  • B. Nam châm B
  • C. Nam châm C
  • D. Cả 3 như nhau

Câu 9: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
  • B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
  • C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.
  • D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.

Câu 10: Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

  • A. Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.
  • B. Từ trường xung quanh Trái Đất.
  • C. Từ trường xung quanh dòng điện.
  • D. Từ trường xung quanh thanh đồng.

Câu 11: Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng lên.
  • B. Giảm đi.
  • C. Lúc tăng, lúc giảm.
  • D. Không đổi.

Câu 12: Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau: 

Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:

Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?

  • A. Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được
  • B. Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không
  • C. Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp
  • D. Thiếu dữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không

Câu 13: Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như hình vẽ.

Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như hình vẽ.

  • A. đầu A là cực Bắc (N), đầu B là cực Nam (S).
  • B. đầu A là cực Bắc (S), đầu B là cực Nam (N).
  • C. đầu A là cực Nam (N), đầu B là cực Bắc (S).
  • D. đầu A là cực Nam (S), đầu B là cực Bắc (N).

Câu 14: Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là

  • A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
  • B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
  • C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
  • D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.

Câu 15: Bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường?

  • A. Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do
  • B. Đặt thanh nam châm ở trạng thái tự do
  • C. Đặt  nam châm chữ U ở trạng thái tự do
  • D. Đặt nam châm dạng vòng ở trạng thái tự do

Câu 16: Có thể tạo ra từ phổ bằng cách nào dưới đây?

  • A. Rắc các hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  • B. Rắc các hạt mạt đồng lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  • C. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  • D. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong điện trường và gõ nhẹ.

Câu 17: Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.

  • A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
  • B. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • C. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau.
  • D. Cực Nam địa lí trùng cực Nam địa từ.

Câu 18: Từ phổ là

  • A. Hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.
  • B. Hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.
  • C. Hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.
  • D. Hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.

Câu 19: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?

  • A. Ở vùng xích đạo.
  • B. Ở vùng Bắc Cực.
  • C. Ở vùng Nam Cực.
  • D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.

Câu 20: Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện sử dụng la bàn xác định hướng địa lí?

(1) Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hưởng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.

(2) Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.

(3) Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc trùng khít với vạch chữ N trên la bàn.

  • A. (1) – (2) – (3).
  • B. (2) – (1) – (3).
  • C. (2) – (3) – (1).
  • D. (3) – (1) – (2).

Câu 21: Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?

Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?

  • A. Kim nam châm đứng yên.
  • B. Kim nam châm quay vòng tròn.
  • C. Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.
  • D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Câu 22: Âm thanh nào dưới đây là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn?

  • A. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có tần số cao.
  • B. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn.
  • C. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn và tần số cao.
  • D. Những âm thanh to, kéo dài dội tới tai người nghe gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Câu 23: Câu nào sau đây là sai? 

  • A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn. 
  • B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to của âm thanh đến tai người nghe. 
  • C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai. 
  • D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.

Câu 24: Chọn đáp án đúng.

  • A. Các vật mềm, xù xì thì phản xạ âm kém.
  • B. Các vật cứng, nhẵn bóng thì phản xạ âm tốt.
  • C. Âm thanh truyền đi, khi gặp mặt chắn đều bị phản xạ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 25: Các biện pháp nào dưới đây để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe?

  • A. Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.
  • B. Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
  • C. Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 26: Âm phản xạ có

  • A. độ to nhỏ hơn âm tới.
  • B. độ to bằng âm tới.
  • C. độ to lớn hơn âm tới.
  • D. độ to bằng hoặc nhỏ hơn âm tới tùy thuộc vào môi trường truyền âm.

Câu 27: Trong các bề mặt sau đây, bề mặt vật nào có thể phản xạ âm tốt?

  • A. Bề mặt của một tấm vải.
  • B. Bề mặt của một tấm kính.
  • C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ.
  • D. Bề mặt của một miếng xốp.

Câu 28: Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm?

  • A. Xác định độ sâu của đáy biển.
  • B. Nói chuyện qua điện thoại.
  • C. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa.
  • D. Nói trong hội trường thông qua hệ thống loa.

Câu 29: Chọn phát biểu đúng về nam châm:

  • A. Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại.
  • B. Nam châm nào cũng có 2 cực một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam.
  • C. Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau.
  • D. Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm.

Câu 30: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

  • A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
  • B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
  • C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
  • D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 31: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Dùng kéo.
  • B. Dùng nam châm.
  • C. Dùng kìm.
  • D. Dùng panh.

Câu 32: Chọn phát biểu sai: Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào?

  • A. Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao.
  • B. Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm.
  • C. Nên đặt nam châm vào môi trường nước.
  • D. Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.

Câu 33: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

  • A. Vật liệu bị hút.
  • B. Vật liệu có từ tính.
  • C. Vật liệu có điện tính.
  • D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 34: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

  • A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
  • B. cả hai nửa đều mất từ tính.
  • C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
  • D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Câu 35: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

  • A. Ở phần giữa của thanh.
  • B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
  • C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
  • D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 36: Một thanh nam châm bị tróc màu sơn đánh dấu hai cực, có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để xác định tên hai cực của nam châm?

  • A. Một nam châm đã đánh dấu hai cực.
  • B. Một thanh sắt.
  • C. Một thanh nhôm.
  • D. Một thanh đồng.

Câu 37: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  • A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  • B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  • C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. 
  • D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 38: Chọn các phát biểu sai.

a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực.

b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.

c) Thanh nam châm khi để tự do luôn nào chỉ hướng Bắc-Nam.

d) Cao su là vật liệu có từ tính.

e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.

  • A. a), b), c)
  • B. b), d), e)
  • C. a), d), e)
  • D. b), c), e)

Câu 39: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
  • B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
  • C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
  • D. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

Câu 40: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

  • A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
  • B. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
  • C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.
  • D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác