Trắc nghiệm Vật lí 7 kết nối bài 20 Chế tạo nam châm điện đơn giản
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 20 Chế tạo nam châm điện đơn giản - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì?
A. Làm tăng từ trường của nam châm điện.
- B. Làm tăng thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.
- C. Làm giảm thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.
- D. Làm giảm từ tính của ống dây.
Câu 2: Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?
- A. Tủ lạnh.
- B. Máy lọc nước.
C. Chuông điện.
- D. Bóng đèn điện.
Câu 3: Làm thế nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện?
- A. Đặt gần nam châm điện một miếng đồng.
- B. Đặt gần nam châm điện một miếng nhôm.
- C. Đặt gần nam châm điện một miếng gỗ.
D. Đặt gần nam châm điện một miếng sắt.
Câu 4: Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy
- A. chiều của từ trường không đổi.
- B. chiều của từ trường thay đổi một góc 90$^{o}$.
C. chiều của từ trường thay đổi một góc 180$^{o}$.
- D. chiều của từ trường thay đổi một góc bất kì.
Câu 5: Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống?
- A. Loa điện.
- B. Chuông điện.
- C. Bàn là.
D. Cả A và B.
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây.
Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra …
- A. điện trường.
B. từ trường.
- C. trường hấp dẫn.
- D. trong trường.
Câu 7: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn.
- B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
- C. Từ trường của nam châm điện mất đi ngay sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
- D. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.
Câu 8: Chọn đáp án sai.
- A. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.
- B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
C. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 9: Nam châm điện có cấu tạo gồm:
- A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.
B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
- C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.
- D. Nam châm.
Câu 10: Cách nào dưới đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện?
- A. Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua ống dây.
- B. Thay đổi số vòng dây của nam châm điện.
C. Thay đổi chiều dài ống dây của nam châm điện.
- D. Thay đổi chiều dòng điện của nam châm.
Câu 11: Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào?
A. Chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.
- B. Chỉ tồn tại trong thời gian sau khi ngắt dòng điện.
- C. Chỉ tồn tại trong thời gian trước lúc đóng nguồn điện.
- D. Cả B và C.
Câu 12: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: Ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu dây nối với hai cực của nguồn điện, khi đổi cực của nguồn điện thì
A. Từ trường của nam châm điện đổi chiều.
- B. Từ trường của nam châm điện mạnh lên.
- C. Từ trường của nam châm điện yếu đi.
- D. Xung quanh nam châm điện không có từ trường.
Câu 13: Hình sau vẽ ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng một dòng điện chạy vào ống dây. Theo em nam châm nào có từ trường mạnh nhất?
- A. Nam châm A
- B. Nam châm B
C. Nam châm C
- D. Cả 3 như nhau
Câu 14: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?
- A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
- C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.
- D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.
Câu 15: Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?
- A. Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.
- B. Từ trường xung quanh Trái Đất.
C. Từ trường xung quanh dòng điện.
- D. Từ trường xung quanh thanh đồng.
Câu 16: Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên.
- B. Giảm đi.
- C. Lúc tăng, lúc giảm.
- D. Không đổi.
Câu 17: Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:
Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?
- A. Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được
- B. Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không
C. Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp
- D. Thiếu dữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không
Câu 18: Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như hình vẽ.
A. đầu A là cực Bắc (N), đầu B là cực Nam (S).
- B. đầu A là cực Bắc (S), đầu B là cực Nam (N).
- C. đầu A là cực Nam (N), đầu B là cực Bắc (S).
- D. đầu A là cực Nam (S), đầu B là cực Bắc (N).
Câu 19: Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.
Nếu ngắt dòng điện:
- A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép, ...
- B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép, ...
- C. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép, ...
D. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép, ...
Câu 20: Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện (như trên hình). Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ:
- A. Đảo chiểu dòng điện qua nam châm điện
- B. Tăng cường độ dòng chạy qua các vòng dây trong nam châm điện
- C. Sử dụng một nam châm có lực hút lớn hơn
D. Ngắt điện, không cho dòng điện đi qua nam châm điện.
Xem toàn bộ: Giải bài 20 Chế tạo nam châm điện đơn giản
Bình luận