Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. NAM CHÂM ĐIỆN

  • Dòng điện chạy trong đây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường, người ta sử dụng tính chất này để chế tạo ra nam châm, gọi là nam châm điện.
  • Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: 
    • Ống dây dẫn
    • Một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.
    • Hai đầu ống dây nối với 2 cực nguồn điện. 
  • Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.

II. CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN

  •  Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện.
  • Lần lượt thực hiện các động tác:
    • Đóng công tắc điện điện; kiểm tra xem xung quanh nam châm điện có từ trường không.
    • Ngắt công tắc điện; kiểm tra xem xung quanh nam châm còn từ trường không.
    • Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện; dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem lực từ của nam châm thay đổi như thế nào (nếu nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn thì lực từ mạnh hơn).
    • Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản, kiến thức trọng tâm KHTN 7 kết nối bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản, Ôn tập KHTN 7 kết nối bài Chế tạo nam châm điện đơn giản

Bình luận

Giải bài tập những môn khác