Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 kết nối tri thức học kì I(P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 7 kì 1(P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong công thức v=s/t. Nếu quãng đường đi được là s, v là tốc độ chuyển động. Hỏi t là gì?

  • A. Thời gian tại điểm bắt đầu đi
  • B. Thời gian tại điểm đi đến
  • C. Thời gian đi quãng đường v
  • D. Thời gian đi quãng đường s

Câu 2: Mối quan hệ giữa ba đại lượng quãng đường, tốc độ, thời gian là?

  • A. v=s.t
  • B. v=s/t
  • C. v=t/s
  • D. s=t/v

Câu 3: Đơn vị đo quãng đường là mét (m), đơn vị đo thời gian là giây (s). Vậy đơn vị đo tốc độ là?

  • A. m/s
  • B. km/h
  • C. km/s
  • D. m/h

Câu 4: Đơn vị đo quãng đường là kilômét (km), đơn vị đo thời gian là giờ (h). Vậy đơn vị đo tốc độ là?

  • A. m/s
  • B. km/h
  • C. km/s
  • D. m/h

Câu 5: Cho công thức v=s/t. Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức nào dưới đây?

  • A. t=v/s
  • B. v=t/s
  • C. t=s/v
  • D. v=1

Câu 6: Cho công thức v=s/t. Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức nào dưới đây?

  • A. t=v/s
  • B. s=v.t
  • C. v=t/s
  • D. v=1

Câu 7: Đơn vị đo quãng đường là kilômét (km), đơn vị đo tốc độ là kilômét (km/h). Vậy đơn vị đo thời gian là?

  • A. giờ (h)
  • B. giây (h)
  • C. giờ (s)
  • D. giờ (m)

Câu 8:  Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn?

  • A. Khi tần số dao động lớn hơn.
  • B. Khi vật dao động mạnh hơn.
  • C. Khi vật dao động nhanh hơn.
  • D. Khi vật dao động yếu hơn.

Câu 9: Âm thanh phát ra từ một cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Biên độ dao động của mặt trống.
  • B. Độ căng của mặt trống.
  • C. Kích thước của mặt trống.
  • D. Kích thước của dùi trống.

Câu 10: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là: 

  • A. 40 dB
  • B. 50 dB  
  • C. 60 dB  
  • D. 70 dB

Câu 11: Âm nghe thấy càng cao khi

  • A. tần số càng lớn.
  • B. tần số càng nhỏ.
  • C. tần số không đổi.
  • D. tần số lúc tăng, lúc giảm.

Câu 12: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm? 

  • A. Độ đàn hồi của nguồn âm. 
  • B. Biên độ dao động của nguồn âm. 
  • C. Tần số của nguồn âm. 
  • D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Câu 13: Sóng âm là

  • A. chuyển động của các vật phát ra âm thanh.
  • B. các vật dao động phát ra âm thanh.
  • C. các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.
  • D. sự chuyển động của âm thanh.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sóng âm?

  • A. Sóng âm mang năng lượng.
  • B. Sóng âm được tạo ra bởi các vật dao động.
  • C. Chất rắn truyền âm kém hơn chất khí.
  • D. Sóng âm không truyền được trong chân không.

Câu 15: Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng nào? 

  • A. Từ 0 dB đến 1000 dB. 
  • B. Từ 10 dB đến 100 dB. 
  • C. Từ -10 dB đến 100dB. 
  • D. Từ 0 dB đến 130 dB.

Câu 16: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?

  • A. Chất rắn.
  • B. Chất rắn và chất lỏng.
  • C. Chân không.
  • D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 17: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?

  • A. Nước suối chảy.
  • B. Mặt trống khi được gõ.
  • C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi ta.
  • D. Sóng biển vỗ vào bờ.

Câu 18: Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của

  • A. cột không khí trong ống sáo.
  • B. thành ống sáo.
  • C. các ngón tay của người thổi.
  • D. đôi môi của người thổi.

Câu 19: Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Nước
  • B. Sắt
  • C. Khí O2
  • D. Chân không

Câu 20: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?

  • A. Màng loa.
  • B. Thùng loa.
  • C. Dây loa.
  • D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.

Câu 21:  Âm thanh không truyền được trong chân không vì

  • A. chân không không có trọng lượng.
  • B. chân không không có vật chất.
  • C. chân không là môi trường trong suốt.
  • D. chân không không đặt được nguồn âm.

Câu 22: Âm thanh không truyền được

  • A. trong thủy ngân.
  • B. trong khí hydrogen.
  • C. trong chân không.
  • D. trong thép.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

  • A. Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz. 
  • B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz.
  • C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz. 
  • D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.

Câu 24: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?

  • A. Màng loa.
  • B. Thùng loa.
  • C. Dây loa.
  • D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.

Câu 25: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

  • A. Rắn, lỏng, khí
  • B. Lỏng, khí, rắn
  • C. Khí, lỏng, rắn
  • D. Rắn, khí, lỏng

Câu 26:  Khi một người lái xe nhanh sẽ không gây ra hậu quả nào sau đây?

  • A. Có ít thời gian xử lí để tránh va chạm.
  • B. Khoảng cách tối thiểu để dừng xe càng lớn.
  • C. Vụ va chạm để lại hậu quả nặng nề.
  • D. Gây ô nhiễm môi trường càng lớn.

Câu 27: Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ? 

  • A. Do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn
  • B. Chở hàng quá trọng tải của phương tiện 
  • C. Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 28: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?

  • A. Nhiệt kế.
  • B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.
  • C. Cân.
  • D. Lực kế.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?

  • A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
  • B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ.
  • C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
  • D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.

Câu 30: Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn

  • A. s = 0, t = 1 s.
  • B. s = 1, t = 1 s.
  • C. s = 1, t = 0 s.
  • D. s = 0, t = 0 s.

Câu 31: Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả

  • A. Liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.
  • B. Liên hệ giữa vận tốc của vật trên quãng đường và thời gian.
  • C. Liên hệ giữa hướng chuyển động của vật và thời gian.
  • D. Liên hệ giữa vận tốc của vật và hướng chuyển động của vật.

Câu 32: Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để

  • A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.

Câu 33: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là

  • A. Vôn kế
  • B. Nhiệt kế
  • C. Tốc kế
  • D. Ampe kế

Câu 34: Chọn đáp án đúng nhất. Đồ thị quãng đường thời gian cho biết những gì?

  • A. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật.
  • B. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết quãng đường đi được và thời gian đi của vật.
  • C. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động của vật.
  • D. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết vị trí của vật ở những thời điểm xác định của vật.

Câu 35: Khi đã đo và tính tốc độ của vật, bước cuối cùng của phần thực hành là?

  • A. Nhận xét thời gian
  • B. Nhận xét quãng đường 
  • C. Tính lại tốc độ
  • D. Nhận xét kết quả đo

Câu 36: Trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số vào cổng quang, ta cần sử dụng mấy cổng quang điện?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 37: Khi đo tốc độ của bạn Nam trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian

  • A. Từ lúc bạn Nam lấy đà đến lúc về đích.
  • B. Từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Nam về đích.
  • C. Bạn Nam chạy 100 m rồi nhân đôi.
  • D. Bạn Nam chạy 400 m rồi chia đôi.

Câu 38: Bạn B đi từ nhà đến trường hết 20 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?

  • A. 6000 m.
  • B. 7500 m.
  • C. 125 m.
  • D. 1250 m.

Câu 39: Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ của tàu hỏa trong 800 km đầu là 50 km/h, 80 km cuối đi với tốc độ 48 km/h. Tổng thời gian mà tàu hỏa đi hết quãng đường từ Hà Nội tới Hải Phòng là?

  • A. 16 giờ 40 phút
  • B. 17 giờ 20 phút
  • C. 17 giờ 40 phút
  • D. 14 giờ 70 phút

Câu 40: Cho tốc độ con rùa bằng 0,055 m/s, tốc độ người đi bộ bằng 1,5 m/s. Kết luận nào dưới đây là chính xác?

  • A. Con rùa nhanh hơn người đi bộ
  • B. Người đi bộ chậm hơn con rùa
  • C. Con rùa chậm hơn người đi bộ
  • D. Con rùa và người đi bộ có tốc độ bằng nhau

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác