Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì I (P3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thương số s/t đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là?
- A. Chuyển động
B. Tốc độ
- C. Quãng đường
- D. Thời gian
Câu 2: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo
A. Độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
- B. Độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
- C. Thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
- D. Quãng đường và hướng chuyển động của vật.
Câu 3: Ngưỡng âm thanh làm đau tai là:
- A. 120dB
B. 130dB
- C. 70dB
- D. 60dB
Câu 4: Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả
A. liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.
- B. liên hệ giữa vận tốc của vật trên quãng đường và thời gian.
- C. liên hệ giữa hướng chuyển động của vật và thời gian.
- D. liên hệ giữa vận tốc của vật và hướng chuyển động của vật.
Câu 5: Các đơn vị đo độ dài thường dùng là?
- A. Kilomet trên giờ
B. Mét (m); kilômét (km)
- C. số không
- D. không có đơn vị
Câu 6: Âm thanh không truyền được trong
- A. thủy ngân.
- B. khí hydrogen.
C. chân không.
- D. thép
Câu 7: Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ:
- A. Chuyển động so với xe lửa thứ hai.
- B. Chuyển động ngược lại.
C. Đứng yên so với xe lửa thứ hai.
- D. Đứng yên so với mặt đường.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?
- A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
- B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
- C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?
- A. Nước suối chảy.
- B. Mặt trống khi được gõ.
C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi-ta.
- D. Sóng biển vỗ vào bờ.
Câu 10: Đơn vị nào không dùng để đo tốc độ?
- A. mm/s
B. h/min
- C. km/h
- D. cm/s
Câu 11: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào
- A. Đơn vị chiều dài
- B. Đơn vị thời gian
C. Đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
- D. Các yếu tố khác
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
- A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
- B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định với Luật giao thông đường bộ.
- C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn?
A. Áp tai xuống một đầu bàn gỗ, gõ nhẹ vào đầu còn lại, tai nghe được tiếng gõ.
- B. Cá heo có thể giao tiếp với nhau ở dưới nước.
- C. Một người ở đầu phòng nói to, người ở cuối phòng có thể nghe rõ âm thanh của người kia phát ra.
- D. Khi đánh cá, ngư dân thường chèo thuyền đi xung quanh lưới và gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới.
Câu 14: Vận tốc của ô tô bằng 21 m/s. Nếu đổi vận tốc đó sang đơn vị km/h thì có giá trị nào sau đây?
- A. 70,5 km/h.
- B. 72,3 km/h.
- C. 74,5 km/h.
D. 75,6 km/h.
Câu 15: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?
A. Đường thẳng.
- B. Đường cong.
- C. Đường tròn.
- D. Đường gấp khúc
Câu 16: Âm thanh không thể truyền trong chân không vì
- A. chân không không có trọng lượng.
B. chân không không có vật chất.
- C. chân không là môi trường trong suốt.
- D. chân không không đặt được nguồn âm.
Câu 17: Một người đi xe máy trong 2 giờ đi được quãng đường 80 km. Tính tốc độ của người đó.
A. 40 km/h.
- B. 50 km/h.
- C. 60 km/h.
- D. 80 km/h.
Câu 18: Tốc độ chuyển động đặc trưng cho tính chất gì của chuyển động
- A. sự lâu, chậm của chuyển động
B. sự nhanh, chậm của chuyển động
- C. sự khác biệt của chuyển động
- D. sự dài, rộng của chuyển động
Câu 19: Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo bởi sự dao động của
A. cột không khí trong ống sáo.
- B. thành ống sáo.
- C. các ngón tay của người thổi.
- D. đôi môi của người thổi.
Câu 20: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở dưới sông lập tức "lẩn trốn ngay". Hãy giải thích tại sao?
- A. Vì cá nhìn thấy người đi đến.
B. Vì âm thanh truyền trong đất đến nước rồi truyền đến tai cá.
- C. Vì cá nhìn thấy và nghe thấy âm thanh người đi đến.
- D. Vì tiếng bước chân tạo sóng trên mặt nước, cá nhìn thấy nên bỏ trốn.
Câu 21: Một chú rùa chuyển động với tốc độ không đổi 2,51cm/s, trong lúc chú thỏ đang dừng lại và thong thả gặm cà rốt. Tính từ vị trí thỏ đang dừng lại, xác định khoảng cách giữa rùa và thỏ sau 50s.
- A. 12,5m
- B. 19,9m
C. 125,5cm
- D. 199cm
Câu 22: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?
- A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm.
- B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm.
C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm.
- D. Cả ba lí do trên.
Câu 23: Một con đại bàng bay với tốc độ 90km/h được quãng đường 7500m. Thời gian đại bàng đã bay là bao nhiêu?
A. 5 phút
- B. 8 phút
- C. 8,3 phút
- D. 12 phút
Câu 24: Có 4 âm A, B, C, D với tần số tương ứng là 587 Hz; 261 Hz; 698 Hz; 440 Hz. Em hãy sắp xếp các âm trên theo thứ tự âm trầm dần.
- A. B – D – A – C.
- B. D – B – A – C.
- C. A – B – C – D.
D. C – A – D – B.
Câu 25: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ. Từ đồ thị xác định tốc độ đi bộ của người đó.
- A. 0,7 m/s
B. 1,4 m/s
- C. 2,1 m/s
- D. 2,8 m/s
Câu 26: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch xuất mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s. Tốc độ của ô tô này bằng bao nhiêu?
- A. 14,3 km/h
B. 51,4 km/h
- C. 18,5 m/s
- D. 21,1 m/s
Câu 27: Các đồ thị (I), (II) biểu diễn chuyển động của xe (I) và xe (II). Dựa vào đồ thị cho biết hai xe gặp nhau lúc nào?
- A. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 20 giây.
B. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 40 giây.
- C. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 50 giây.
- D. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 60 giây.
Câu 28: Cho đồ thị như hình, quãng đường vật đi được trong 3 giây cuối là:
A. 0 m
- B. 3 m
- C. 6 m
- D. 9 m
Câu 29: Một người dùng búa gõ vào đường ray xe lửa, một người khác đứng cách đó 432 m và áp tai vào đường ray xe lửa thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 1,2 s. Xác định tốc độ truyền âm trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong thép là 6100 m/s.
A. 340 m/s.
- B. 3400 m/s.
- C. 383 m/s.
- D. 3830 m/s.
Câu 30: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4h:
Thời gian (h) | 1 | 2 | 3 | 4 |
Quãng đường (km) | 60 | 120 | 180 | 240 |
Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?
- A.
- B.
- C.
D.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì I
Bình luận